img
Lễ hội Vì hòa bình lần đầu tiên (năm 2024):
Lan tỏa thông điệp hòa bình của dân tộc Việt từ Quảng Trị ra thế giới- Ảnh 1.

Trong lịch sử hàng ngàn năm, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Vì vậy, việc cầm súng đối với dân tộc Việt Nam chỉ là cuộc "vạn bất đắc dĩ". Có lẽ vì chịu quá nhiều những khổ đau, mất mát do chiến tranh, nên dân tộc Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình, phản đối chiến tranh, bạo lực. Nhìn lại lịch sử, mỗi khi chiến thắng quân xâm lược, cha ông ta bao giờ cũng thể hiện tinh thần hòa hiếu. Đánh thắng quân xâm lược, chúng ta cấp ngựa xe, thuyền bè, lương thảo cho họ về nước…

Trong thời đại của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có rất nhiều câu nói như "tuyên ngôn" về hòa bình. Cụ thể:

Trong thư gửi những người Pháp ở Đông Dương (ngày 20.10.1945) Bác viết: "Hỡi những người Pháp ở Đông Dương! Các bạn không nghĩ rằng máu nhân loại đã chảy nhiều, rằng hòa bình - một nên hòa bình chân chính xây trên công bình và lý tưởng dân chủ - phải thay cho chiến tranh, rằng tự do, bình đẳng, bác ái phải thực hiện trên khắp các nước không phân biệt chủng tộc và màu da ư".

Lễ hội Vì hòa bình lần đầu tiên (năm 2024):
Lan tỏa thông điệp hòa bình của dân tộc Việt từ Quảng Trị ra thế giới- Ảnh 2.

Hay khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, trong bức thư gửi Tổng thống, Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Pháp vào ngày 10.1.1947, Bác viết: "Chúng tôi muốn hòa bình ngay để máu người Pháp và Việt ngừng chảy. Những dòng máu đỏ chúng tôi đều quý như nhau".

Đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần gửi thư cho các tổng thống Mỹ, đề nghị Mỹ đàm phán để tìm giải pháp hòa bình. Ngày 25.8.1969, trong thư trả lời Tổng thống Mỹ Richard Nixon, Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định: "Nhân dân Việt Nam chúng tôi rất yêu chuộng hòa bình, một nền hòa bình chân chính trong độc lập và tự do thật sự. Nhân dân Việt Nam quyết chiến đấu đến cùng, không sợ hy sinh gian khổ, để bảo vệ Tổ quốc và các quyền dân tộc thiêng liêng của mình"...

Ngay nay, văn hóa hòa bình là "sức mạnh mềm" Việt Nam. Trong đó, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và bảo vệ độc lập, chủ quyền là 2 nhiệm vụ đối ngoại quan trọng được Đảng, Nhà nước nhất quyết không từ bỏ.

Lễ hội Vì hòa bình lần đầu tiên (năm 2024):
Lan tỏa thông điệp hòa bình của dân tộc Việt từ Quảng Trị ra thế giới- Ảnh 3.

Ông Hoàng Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, Trưởng ban tổ chức Lễ hội Vì hòa bình lần thứ nhất cho biết không phải ngẫu nhiên mà Chính phủ đồng ý cho Quảng Trị đứng ra tổ chức lễ hội có ý nghĩa lớn lao, mang tầm quốc gia, quốc tế. Mà bởi Quảng Trị đã hội đủ nhiều yếu tố, nhiều câu chuyện về hòa bình suốt dặm dài lịch sử của đất nước mà không nhiều nơi có được.

Đó là 2 hiệp định về hòa bình gồm Hiệp định Geneve (Thụy Sỹ) về đình chỉ chiến tranh và khôi phục hòa bình ở Đông Dương (1954), rồi đến Hiệp định Paris (Pháp) về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam (1972), đều liên quan mật thiết đến mảnh đất Quảng Trị với 2 dòng sông lịch sử: Bến Hải và Thạch Hãn. Cũng ở mảnh đất này, trong 2 cuộc trường chinh của dân tộc để có được hòa bình, đạn bom cày xới, chuyện sống chết chỉ là gang tấc. Một thị xã Quảng Trị với diện tích vỏn vẹn chưa đầy 4 km2 chỉ trong 81 ngày đêm "hoa lửa" của mùa hè năm 1972 đã phải chịu một lượng bom đạn với sức công phá lớn hơn 7 quả bom nguyên tử từng ném xuống Hirosima với những mất mát, hy sinh vô cùng to lớn. Không nơi đâu ở trên đất nước này có tận 72 nghĩa trang liệt sĩ với hơn 54.000 liệt sĩ nằm lại, trong đó có 2 nghĩa trang liệt sĩ cấp quốc gia và 1 nấm mồ chung liệt sĩ mang tên Thành Cổ Quảng Trị; và mảnh đất Quảng Trị hiện vẫn đang ôm trong lòng hơn 50.000 liệt sĩ còn chưa tìm thấy. Chưa hết, lịch sử cũng chọn Quảng Trị là "kinh đô" kháng Pháp", nơi dấy nghĩa Cần Vương " và cũng là nơi đặt Trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Lễ hội Vì hòa bình lần đầu tiên (năm 2024):
Lan tỏa thông điệp hòa bình của dân tộc Việt từ Quảng Trị ra thế giới- Ảnh 4.

Cũng theo ông Hoàng Nam, vì quá khứ đau thương như thế, Quảng Trị cũng là nơi chứng kiến sự hàn gắn thời hậu chiến mạnh mẽ nhất. Sơ khởi là tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ với dày đặc các hoạt động đối ngoại Nhà nước, đối ngoại nhân dân, mà điểm nhấn là hoạt động tìm kiếm và trao trả hài cốt binh lính Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA), cung cấp thông tin và phối hợp tìm kiếm hài cốt liệt sĩ quân giải phóng Việt Nam … Các hoạt động truyền thông và hợp tác khắc phục hậu quả chất độc Dioxin, khắc phục hiểm họa bom mìn. Những nạn nhân bom mìn từ Quảng Trị đã được gặp cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton tại Hà Nội hay tham dự những diễn đàn quốc tế để nói về hậu quả chiến tranh. Với hơn 80% diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn, Quảng Trị là tỉnh đầu tiên được Chính phủ cho phép triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh. Bên cạnh nguồn lực trong nước, Quảng Trị đã kêu gọi được hàng trăm triệu USD nguồn lực quốc tế cho hoạt động rà phá, thu gom vật liệu nổ hậu chiến và hàng chục triệu USD hỗ trợ các nạn nhân bom mìn, nạn nhân chất độc Dioxin.

Lễ hội Vì hòa bình lần đầu tiên (năm 2024):
Lan tỏa thông điệp hòa bình của dân tộc Việt từ Quảng Trị ra thế giới- Ảnh 5.

Lễ hội Vì hòa bình lần đầu tiên (năm 2024):
Lan tỏa thông điệp hòa bình của dân tộc Việt từ Quảng Trị ra thế giới- Ảnh 6.

Rất nhiều "sáng kiến" về sự hàn gắn, hòa giải, xây dựng lòng tin, xây dựng hòa bình đã nảy nở hoặc liên quan đến mảnh đất Quảng Trị. Chúng tôi đã sắp xếp để nhiều đoàn ngoại giao, cựu chiến binh, du khách nước ngoài, trong đó có các Đại sứ Hoa Kỳ đến viếng Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 và các địa danh lịch sử trong tỉnh. Chúng tôi đã phối hợp Đại sứ quán Ireland cùng thắp đèn xanh cầu Hiền Lương lịch sử, để cây cầu không mang biểu tượng chia cắt mà là biểu tượng cho sự kết nối của các dân tộc. Hay chúng tôi đã kết nối hợp tác phát triển với các địa phương, các mảnh đất có nhiều điểm tương đồng về lịch sử như Hiroshima, Nagasaki (Nhật Bản) hay Gangwon (Hàn Quốc)… Tất cả là những hành động, dẫu bình dị, giản đơn nhưng lại thiết thực mà Quảng Trị đang nỗ lực mỗi ngày, để hòa bình không chỉ là khát vọng", ông Hoàng Nam nhấn mạnh.

Lễ hội Vì hòa bình lần đầu tiên (năm 2024):
Lan tỏa thông điệp hòa bình của dân tộc Việt từ Quảng Trị ra thế giới- Ảnh 7.

Cũng theo ông Nam, cũng có rất nhiều người bạn quốc tế đã chọn mảnh đất Quảng Trị để gởi gắm thông điệp về hòa bình theo cách của họ. Đó là bà Jerilyn Brusseau (một người Mỹ có em trai mất trong chiến tranh Việt Nam) đã sáng lập là tổ chức Cây Hòa bình Việt Nam (PeaceTrees Vietnam), để rồi từ ý tưởng ban đầu là đi trồng cây hòa bình, hàng chục năm qua, tổ chức này còn tham gia rà phá bom mìn, hỗ trợ nạn nhân bom mìn và phát triển cộng đồng. Hay bà Heidi Kuhn (nhà sáng lập và cũng chính là Chủ tịch Tổ chức Roots of Peace (Gốc rễ của hòa bình) đã chọn Quảng Trị để thực hiện việc biến những mảnh đất bị đạn bom cày xới năm xưa thành những nông trại, những vườn tiêu xanh tốt. Đó là ông Chuck Searcy (một cựu binh Mỹ), đã gắn bó với Quảng Trị hàng chục năm, sáng lập dự án Renew và bền bỉ với sứ mệnh rà phá bom mìn cho mảnh đất này. Đó là những người bạn Mỹ đến Quảng Trị và từ cảm hứng của mảnh đất này quyết định thành lập một tổ chức phi chính phủ đặt tên "Bồ câu Hòa bình" (D.O.V.E) cho những nỗ lực của mình, hàng năm vận động quyên góp kinh phí sang giúp Quảng Trị xây dựng trường học, trạm xá… Hay, Tổ chức y tế hoà bình Hàn quốc ( Medipeaces) cũng lựa chọn Quảng Trị và ngày đêm cần mẫn triển khai các chương trình chăm sóc y tế, phục hồi chức năng cho người khuyết tật.

Lễ hội Vì hòa bình lần đầu tiên (năm 2024):
Lan tỏa thông điệp hòa bình của dân tộc Việt từ Quảng Trị ra thế giới- Ảnh 8.

Lễ hội Vì hòa bình lần đầu tiên (năm 2024):
Lan tỏa thông điệp hòa bình của dân tộc Việt từ Quảng Trị ra thế giới- Ảnh 9.

Lễ hội Vì hòa bình lần đầu tiên (năm 2024):
Lan tỏa thông điệp hòa bình của dân tộc Việt từ Quảng Trị ra thế giới- Ảnh 10.

Lễ hội Vì hòa bình lần đầu tiên (năm 2024):
Lan tỏa thông điệp hòa bình của dân tộc Việt từ Quảng Trị ra thế giới- Ảnh 11.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres ngay từ đầu năm 2024 đã khẩn thiết kêu gọi "kiến tạo hòa bình là trách nhiệm lớn nhất của nhân loại", "cần hành động ngay hôm nay và ngay lúc này", "vì thế hệ hôm nay và muôn đời sau".

Năm nay, thế giới cũng kỷ niệm 25 năm Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên bố và Chương trình hành động về Văn hóa hòa bình, Ngày quốc tế của hòa bình 21.9.

Lễ hội Vì hòa bình lần đầu tiên (năm 2024):
Lan tỏa thông điệp hòa bình của dân tộc Việt từ Quảng Trị ra thế giới- Ảnh 12.

Dễ hiểu khi được biết về Lễ hội vì hòa bình lần đầu tiên tổ chức ở Quảng Trị, Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay đã đánh giá cao, hoan nghênh sáng kiến nhân văn của Việt Nam, rất phù hợp với sứ mệnh của UNESCO. Bởi theo bà Audrey Azoulay "Vì chiến tranh bắt nguồn từ trong tâm trì con người, nên phải xây dựng thành trì về hòa bình từ trong tâm trí con người".

Vậy nên, Lễ hội vì hòa bình, được kỳ vọng đáp ứng quan tâm chung của cộng đồng quốc tế, đề cao vai trò của văn hóa, giá trị di sản văn hóa trong thúc đẩy bao dung, thúc đẩy đối thoại, liên kết hợp tác văn hóa, gắn kết cộng đồng, xã hội vì sự phát triển. Từ mảnh đất này, với Lễ hội Vì hòa bình, Quảng Trị sẽ truyền đi một thông điệp mạnh mẽ về sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam yêu chuộng hòa bình, con người Việt Nam hòa hiếu, bao dung và nhân nghĩa, Việt Nam mong muốn đóng góp vào kiến tạo và gìn giữ hòa bình, chung tay cùng bạn bè quốc tế xây dựng một thế giới hòa bình, đoàn kết và phồn vinh.

Lễ hội Vì hòa bình lần đầu tiên (năm 2024):
Lan tỏa thông điệp hòa bình của dân tộc Việt từ Quảng Trị ra thế giới- Ảnh 13.

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.