Lính canh... trời

06/01/2015 10:48 GMT+7

Gần 50 năm qua, nhìn lên đỉnh Sơn Trà, người dân TP.Đà Nẵng có thể dễ dàng nhìn thấy những quả cầu màu trắng khổng lồ. Bên trong khối cầu khổng lồ ấy là không khí vận hành căng thẳng, đầy tinh thần trách nhiệm của những người lính bảo vệ bầu trời Tổ quốc.

Gần 50 năm qua, nhìn lên đỉnh Sơn Trà, người dân TP.Đà Nẵng có thể dễ dàng nhìn thấy những quả cầu màu trắng khổng lồ. Bên trong khối cầu khổng lồ ấy là không khí vận hành căng thẳng, đầy tinh thần trách nhiệm của những người lính bảo vệ bầu trời Tổ quốc.

AN DY Gần 50 năm qua, nhìn lên đỉnh Sơn Trà, người dân TP.Đà Nẵng có thể dễ dàng nhìn thấy những quả cầu màu trắng khổng lồ. Bên trong khối cầu khổng lồ ấy là không khí vận hành căng thẳng, đầy tinh thần trách nhiệm của những người lính bảo vệ bầu trời Tổ quốc.  Công việc không giống ai Không trực tiếp tham gia vào các kíp trực nhưng thiếu úy Phan Tuấn Giang Trạm rađa 29 (Trung đoàn rađa 290, Sư đoàn phòng không 375) luôn ở trong tinh thần cơ động, tác nghiệp 24/24. Ở Trạm rađa 29, đồng đội gọi anh là “Bác sĩ khí tài”, đảm trách các vấn đề kỹ thuật trong quá trình vận hành rađa. Tốt nghiệp Trường Trung cấp Kỹ thuật phòng không - không quân, Giang nhận nhiệm vụ ở trạm này và đã ở đây hơn 1 năm. “Công việc của tôi bình lặng nhưng đòi hỏi tính chính xác tuyệt đối, đều đặn, nhịp nhàng và đầy áp lực như chính cái chu kỳ quay của khối rađa khổng lồ”, thiếu úy Giang vui vẻ chia sẻ. Cũng đảm nhận công tác đặc biệt như thiếu úy Giang là thiếu úy Phạm Hồng Luật - có nhiệm vụ kiểm soát sóng, giữ gìn “mạch máu thông tin” của Trạm rađa 29. “Đỉnh Sơn Trà cao 621m so với mực nước biển nhưng nằm ở vị trí hút xoáy của triền núi chồm ra biển nên thời tiết ở đây rất khắc nghiệt. Những khi mưa gió, giông giật đều gây hiện tượng nhiễu sóng và rất khó cho công tác thông tin liên lạc. Vì vậy mà có gì bất thường đều được cấp báo đến chỉ huy để xử lý kịp thời, đảm bảo không phận an toàn tuyệt đối”, thiếu úy Luật cho biết. Đó là công việc của những người lính ở quả cầu khổng lồ, còn trực gác ở Trạm quan sát mắt là những chiến sĩ trẻ. Trong điều kiện trời nắng bình thường, trung sĩ Võ Túc dùng ống kính TZK quan sát tất cả các vật thể bay cả trên không, mặt đất, mặt nước và ghi chép lại cụ thể, tỉ mỉ bằng những thông số. “Từ vị trí này, dùng TZK có thể bao quát toàn bộ TP.Đà Nẵng và khu vực, kiểm soát tất cả các vật thể bay để đảm bảo mục tiêu bay trên không được an toàn”, trung sĩ Túc thuyết minh ngắn gọn trong khi mắt vẫn dán vào ống kính để đảm bảo không bỏ sót các mục tiêu.  Lạc quan trong gian khó Trung sĩ Võ Túc cho biết thêm ngoài nhiệm vụ trực 24/24, tại vọng quan sát mắt, các chiến sĩ còn có niềm vui “ngắm cảnh chẳng giống ai”, đó là ngồi một chỗ cắm mắt vào ống kính và lia tầm mắt chạy dọc bờ biển xanh cát trắng, hay ngắm những dãy núi thăm thẳm hun hút. Đêm thì mơ về phố thị phồn hoa, sôi động, hấp dẫn và sáng rực ánh đèn của Đà thành. Với những “người lính canh trời” trên đỉnh Sơn Trà, thì việc ngồi một mình giữa trập trùng đêm tối đến lạnh cả người và tận hưởng không gian ấm áp của ánh sáng đèn, từng dòng người xuôi ngược chen chúc nhau là một trải nghiệm thật khác biệt và thú vị. “Sống và sinh hoạt gần như biệt lập, nên chúng tôi có rất nhiều niềm vui không giống ai như đi bộ gần cả chục cây số đường núi dốc mỗi ngày để được tắm suối. Tắm xong, mỗi người lính luyện thể lực bằng cách xách từng can nước 5 lít về trạm để dành dùng cho ngày hôm sau…”, đại úy Đỗ Xuân Vũ, Trạm trưởng Trạm rađa 29 lạc quan nhưng cũng đầy trăn trở, đầy chia sẻ trước những khó khăn mà những người lính trẻ phải vượt qua. Những tháng mùa khô thì đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt triền miên. Ngoài 90m3 nước trung đoàn chở lên để dùng cho cả tháng, còn lại lính rađa phải tự chủ nguồn nước sinh hoạt của mình, từ chỉ huy cho đến chiến sĩ đều như nhau. Nước sau sinh hoạt, những chiến sĩ trẻ tranh thủ tưới vào từng vuông rau xanh để cải thiện bữa ăn. Đi quanh Trạm, chúng tôi thấy những vuông rau xanh um được xây tường bao để chăn gió, tránh lốc. Rồi giàn bí, giàn bầu như được treo lơ lửng giữa sườn núi sai quả đến kỳ lạ. Nhưng mùa đông mới là nỗi ám ảnh của những người lính rađa Sơn Trà khi cái lạnh buốt cắt vào da thịt, mây mù và sương muối dày đặc đến nỗi cách nhau 5m cũng chẳng nhìn thấy nhau. Hơi muối mặn, sương muối cũng mặn khiến việc giặt giũ, vệ sinh khó khăn không nói, đến chăn chiếu, đồ đạc cũng ẩm mốc liên miên phơi mấy cũng không khô nổi. Gió rồi lốc xoáy cứ lùa cả vào từng gian phòng như muốn hất tung, cuốn phăng mọi thứ. Trung úy Đường Văn Thắng, Phó trạm trưởng Trạm rađa 29 rùng mình khi nhớ lại cơn bão Xangsane năm 2006: “Cả quả cầu composite khổng lồ như vậy mà còn bị bứng bật tung ra khỏi chân trụ thì con người nhỏ bé có nhằm nhò gì trước uy vũ của thiên nhiên”. Sau khi đưa chúng tôi đi quanh Trạm để hiểu và chia sẻ với áp lực công việc cũng như những gian khó của những “người lính canh trời” trên đỉnh Sơn Trà quanh năm mây phủ, thiếu tá Nguyễn Kim Phượng, dừng lại bên mép núi đoạn nhìn về TP.Đà Nẵng với anh mắt xa xăm. “11 năm sống trên đỉnh Sơn Trà tôi vẫn giữ thói quen ngắm về phố thị. Nên tôi hiểu những khát khao, giấc mơ phố phường của những người lính trẻ nơi đây, cũng vì vậy mà cảm phục họ, một sự hy sinh chung vì bình yên của Tổ quốc”. A.DQuan sát vật thể bay bằng ống kính TZK trên đỉnh Sơn Trà - Ảnh: An Dy
Công việc không giống ai
Không trực tiếp tham gia vào các kíp trực nhưng thiếu úy Phan Tuấn Giang, Trạm rađa 29 (Trung đoàn rađa 290, Sư đoàn phòng không 375) luôn ở trong tinh thần cơ động, tác nghiệp 24/24. Ở Trạm rađa 29, đồng đội gọi anh là “bác sĩ khí tài”, đảm trách các vấn đề kỹ thuật trong quá trình vận hành rađa. Tốt nghiệp Trường Trung cấp Kỹ thuật phòng không - không quân, Giang nhận nhiệm vụ ở trạm này và đã ở đây hơn một năm.“Công việc của tôi bình lặng nhưng đòi hỏi tính chính xác tuyệt đối, đều đặn, nhịp nhàng và đầy áp lực như chính cái chu kỳ quay của khối rađa khổng lồ”, thiếu úy Giang vui vẻ chia sẻ.
Cũng đảm nhận công tác đặc biệt như thiếu úy Giang là thiếu úy Phạm Hồng Luật, có nhiệm vụ kiểm soát sóng, giữ gìn “mạch máu thông tin” của Trạm rađa 29. “Đỉnh Sơn Trà cao 621 m so với mực nước biển nhưng nằm ở vị trí hút xoáy của triền núi chồm ra biển nên thời tiết ở đây rất khắc nghiệt. Những khi mưa gió, giông giật đều gây hiện tượng nhiễu sóng và rất khó cho công tác thông tin liên lạc. Vì vậy mà có gì bất thường đều được cấp báo đến chỉ huy để xử lý kịp thời, đảm bảo không phận an toàn tuyệt đối”, thiếu úy Luật cho biết.
Đó là công việc của những người lính ở quả cầu khổng lồ, còn trực gác ở Trạm quan sát mắt là những chiến sĩ trẻ. Trong điều kiện trời nắng bình thường, trung sĩ Võ Túc dùng ống kính TZK quan sát tất cả các vật thể bay cả trên không, mặt đất, mặt nước và ghi chép lại cụ thể, tỉ mỉ bằng những thông số. “Từ vị trí này, dùng TZK có thể bao quát toàn bộ TP.Đà Nẵng và khu vực, kiểm soát tất cả các vật thể bay để đảm bảo mục tiêu bay trên không được an toàn”, trung sĩ Túc thuyết minh ngắn gọn trong khi mắt vẫn dán vào ống kính để đảm bảo không bỏ sót các mục tiêu.
Lạc quan trong gian khó
Những quả cầu trắng khổng lồ trên đỉnh Sơn Trà được người Mỹ xây dựng và lắp đặt từ năm 1965 với vai trò “Mắt thần Đông Dương”. Tầm bao phủ của sóng từ Trạm rađa 29 luôn đảm bảo an toàn không phận từ Đồng Hới (Quảng Bình) lên đến Pleiku (Gia Lai).
Trung sĩ Võ Túc cho biết thêm ngoài nhiệm vụ trực 24/24, tại vọng quan sát mắt, các chiến sĩ còn có niềm vui “ngắm cảnh chẳng giống ai”, đó là ngồi một chỗ cắm mắt vào ống kính và lia tầm mắt chạy dọc bờ biển xanh cát trắng, hay ngắm những dãy núi thăm thẳm hun hút. Đêm thì mơ về phố thị phồn hoa, sôi động, hấp dẫn và sáng rực ánh đèn của Đà thành. Với những “người lính canh trời” trên đỉnh Sơn Trà, thì việc ngồi một mình giữa trập trùng đêm tối đến lạnh cả người và tận hưởng không gian ấm áp của ánh sáng đèn, từng dòng người xuôi ngược chen chúc nhau là một trải nghiệm thật khác biệt và thú vị.
“Sống và sinh hoạt gần như biệt lập, nên chúng tôi có rất nhiều niềm vui không giống ai như đi bộ gần cả chục cây số đường núi dốc mỗi ngày để được tắm suối. Tắm xong, mỗi người lính luyện thể lực bằng cách xách từng can nước 5 lít về trạm để dành dùng cho ngày hôm sau…”, đại úy Đỗ Xuân Vũ, Trạm trưởng Trạm rađa 29 lạc quan nhưng cũng đầy trăn trở, đầy chia sẻ trước những khó khăn mà những người lính trẻ phải vượt qua. Những tháng mùa khô thì đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt triền miên. Ngoài 90 m3 nước trung đoàn chở lên để dùng cho cả tháng, còn lại lính rađa phải tự chủ nguồn nước sinh hoạt của mình, từ chỉ huy cho đến chiến sĩ đều như nhau. Nước sau sinh hoạt, những chiến sĩ trẻ tranh thủ tưới vào từng vuông rau xanh để cải thiện bữa ăn. Đi quanh Trạm, chúng tôi thấy những vuông rau xanh um được xây tường bao để chăn gió, tránh lốc. Rồi giàn bí, giàn bầu như được treo lơ lửng giữa sườn núi sai quả đến kỳ lạ.
Nhưng mùa đông mới là nỗi ám ảnh của những người lính rađa Sơn Trà khi cái lạnh buốt cắt vào da thịt, mây mù và sương muối dày đặc đến nỗi cách nhau 5m cũng chẳng nhìn thấy nhau. Hơi muối mặn, sương muối cũng mặn khiến việc giặt giũ, vệ sinh khó khăn không nói, đến chăn chiếu, đồ đạc cũng ẩm mốc liên miên phơi mấy cũng không khô nổi. Gió rồi lốc xoáy cứ lùa cả vào từng gian phòng như muốn hất tung, cuốn phăng mọi thứ. Trung úy Đường Văn Thắng, Phó trạm trưởng Trạm rađa 29 rùng mình khi nhớ lại cơn bão Xangsane năm 2006: “Cả quả cầu composite khổng lồ như vậy mà còn bị bứng bật tung ra khỏi chân trụ thì con người nhỏ bé có nhằm nhò gì trước uy vũ của thiên nhiên”.
Sau khi đưa chúng tôi đi quanh Trạm để hiểu và chia sẻ với áp lực công việc cũng như những gian khó của những “người lính canh trời” trên đỉnh Sơn Trà quanh năm mây phủ, thiếu tá Nguyễn Kim Phượng, dừng lại bên mép núi đoạn nhìn về TP.Đà Nẵng với anh mắt xa xăm. “11 năm sống trên đỉnh Sơn Trà tôi vẫn giữ thói quen ngắm về phố thị. Nên tôi hiểu những khát khao, giấc mơ phố phường của những người lính trẻ nơi đây, cũng vì vậy mà cảm phục họ, một sự hy sinh chung vì bình yên của Tổ quốc”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.