- Nỗi lòng người hỗ trợ trong Dota 2 và Liên minh huyền thoại
- LMHT: Khi Baron tham gia Đấu trường Công lý
- LMHT: Vì sao Tôn Ngộ Không nổi lên ở vị trí đi rừng?
Chiến thuật này sẽ sử dụng một đội hình gồm hai pháp sư: Pháp sư đường giữa đóng vai trò gây sát thương diện rộng. Còn pháp sư đường trên là sẽ chọn lựa chọn nhằm phục vụ cho chiến thuật mà đội muốn áp dụng: Pháp sư với vai trò hỗ trợ, sát thủ hay quấy rối giao tranh, v.v.
1. Ưu - nhược điểm
Chắc chắn không ít lần các bạn đã nhìn thấy Gragas đi đường trên rồi. Đó chính là vị pháp sư được yêu thích nhất ở vị trí đường trên, tất nhiên ý người viết muốn nói đến một "pháp sư" chứ không phải Gragas "đỡ đòn" nhé. Ngoài ra còn có rất nhiều sự lựa chọn phổ biến khác như Lulu, Karma, Lissandra, Kayle hay thậm chí là cả Karthus, Leblanc, v.v.
Đội hình hai pháp sư đòi hỏi người chơi cần phải có sự tính toán kỹ càng trước khi có ý định sử dụng nó. Lợi ích nó mang lại là gì?
Đó là lợi thế ở giai đoạn đi đường, bạn sẽ mạnh hơn những Mundo, Renekton hay Shyvana lúc đầu rất nhiều. Lulu, Karma hay Gragas có thể "đì đọt" đối thủ ngay từ lúc "bốn mắt nhìn nhau".
Nói cách khác, pháp sư thứ hai có nhiệm vụ hạn chế sức mạnh của các "cỗ xe tăng" đối phương ở giai đoạn đầu và giữa trận, càng nhiều càng tốt.
Pha "tàn sát" Mundo ngay trong trụ của Lulu
Trong giao tranh, vị trí pháp sư thứ hai không đóng vai trò người đỡ đòn như lối chơi thịnh hành hiện nay.
Nếu là Lulu hay Karma, họ sẽ có nhiệm vụ cấu máu và bảo vệ những vị trí quan trọng với "Khổng Lồ Hóa" của Lulu hoặc chuỗi kỹ năng "Kính Mantra" và "Linh Giáp" của Karma. Qua đó những xạ thủ hay pháp sư đường giữa có thể yên tâm tránh cái chết "sốc" từ hàng tá sát thương của các tướng có khả năng lao vào giao tranh và dồn sát thương mạnh như Vi, Zed hay Kha’zik v.v.
Còn Gragas hay Lissandra là những lựa chọn phản giao tranh tổng. "Thùng Rượu Nổ" từ Gragas sẽ phá vỡ hoàn toàn đội hình của đối phương hay "Hầm Mộ Hàn Băng" của Lissandra sẽ khóa chân hoàn toàn một tướng chủ lực của địch, từ đó giành lấy lợi thế trong giao tranh.
Sự kết hợp Wukong và Lulu là rất đáng sợ
Tuy nhiên, chiến thuật này còn tồn tại những vấn đề lớn chưa thể giải đáp. Với lối chơi hiện nay, vai trò của những tướng đỡ đòn rất quan trọng, họ chính là "tấm khiên" cho xạ thủ và pháp sư.
Tất nhiên chúng ta vẫn cũng có những vị trí đỡ đòn, rừng và hỗ trợ sẽ đóng vai trò này. Nhưng người đi rừng và hỗ trợ không thể là những "chiếc xe tăng" thực thụ được. Vì vậy, giai đoạn cuối trận sẽ là nỗi ám ảnh đối với chiến thuật hai pháp sư.
Khi có một lượng tiền nhất định, với "Giáp Tâm Linh" và "Giầy Thủy Ngân" thì những sát thương từ các pháp sư không còn là nỗi "ám ảnh" với tướng đỡ đòn đối phương như ở đầu và giữa trận nữa. Khi tướng đỡ đòn đối phương đủ mạnh thì cũng là lúc chiến thuật này có thể bị phá sản.
2. Tương lai nào cho chiến thuật hai pháp sư?
Lối chơi ở Mùa 4 đã thay đổi rất nhiều, khả năng lăn "cầu tuyết" thành công không còn mạnh như Mùa 3. Việc đó ảnh hưởng rất lớn tới việc sử dụng hai pháp sư.
Khi dùng đội hình này, bạn bắt buộc phải "đánh nhanh thắng nhanh". Giành chiến thắng ở giai đoạn đầu nhưng để chiến thắng ở nửa sau trận đấu lại là câu chuyện khác. Đội bạn cần giữ được sự tỉnh táo và lợi thế của mình vì ở giai đoạn cuối trận mọi thứ sẽ trở nên khắc nghiệt hơn và có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Chiến thuật này thật sự là một con dao hai lưỡi.
Tuy nhiên không phải vô cớ mà một đội mạnh như Fnatic lại tin và sử dụng nó trong thời gian gần đây dù kết quả là chuỗi thất bại liên tiếp. Có lẽ chiến thuật này cần phải được điều chỉnh, nghiên cứu thêm để đưa tới ngưỡng "hoàn hảo".
Đến bây giờ, chúng ta chưa thể khẳng định tương lai của chiến thuật này sẽ ra sao, nhưng với triển vọng có thể nhìn thấy được thì biết đâu một ngày những Lulu, Karma hay Lissandra trở thành sự lựa chọn hàng đầu phục vụ cho mục đích chiến thuật và đem lại hiệu quả vô cùng lớn?
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả
Bình luận (0)