Mới đây, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng loài chuột có cấu trúc di truyền được biến đổi chịu đựng được các tác động của HIV, có thể sẽ hữu ích trong việc tìm ra các loại thuốc đặc trị AIDS.
Nhiều nhóm nghiên cứu đã không ngừng nỗ lực để nghiên cứu về khả năng miễn dịch của loài chuột thông qua những cuộc cấy ghép vào cơ thể chúng các gen có thể gây hại cho con người. Nhưng tiến trình này ngày càng gặp khó khăn.
Cách đây 4 năm, một nhóm các nhà nghiên cứu bao gồm nhà vi khuẩn học Oliver Keppler đã tiến hành ghép vào cơ thể chúng hai nhân tế bào mà virus dùng để tấn công hệ miễn dịch của con người, với tên gọi là CD4 và CCR5. Nhưng virus HIV đã không nhân bản mãnh liệt trong cơ thể của các động vật này như đối với con người, điều này chứng minh rằng ảnh hưởng của virus lên các loài động vật bậc thấp là chậm hơn đối với con người.
Được biết đến như một sự ức chế các quá trình tự nhân đôi, đó là mục đích của việc điều chế các loại thuốc chống lại HIV. Do những giới hạn trên mà mẫu nghiên cứu này cũng ít được đưa ra giảng dạy trong nhà trường để làm rõ virus HIV gây bệnh như thế nào. Keppler, giảng viên trường đại học Heidelberg của Đức, cùng với nhóm nghiên cứu của ông đang cố gắng để thêm một số gen mới vào các cấu trúc di truyền này nhằm vượt qua những trở ngại còn tồn tại. Keppler nói: "Tôi không cho rằng mẫu nghiên cứu này sẽ đúng trong mọi trường hợp”.
Trong thời gian đó nhóm của Keppler đã quyết định tìm hiểu xem loài chuột này làm cách nào có thể làm chậm quá trình tấn công của HIV vào tế bào, trước khi chúng bắt đầu quá trình tái bản.
Hai loại thuốc được thử nghiệm là hai loại đã được phê chuẩn. Đó là T-20 (ngăn cản sự xâm nhập của virus vào tế bào) và Sustiva (làm chậm quá trình chuyển hóa từ dạng ARN của virus thành AND của tế bào). Và kết quả cho thấy rằng với cả hai loại thuốc trên thì số tế bào miễn dịch có được khi nghiên cứu ở loài chuột này và ở con người là hoàn toàn tương đương.
Theo lời của Robert Gallo (người đứng đầu của học viện nhân khuẩn học ở Bantimo, Garyland) thì ông cho rằng đây là bước khởi đầu tốt. Ông cũng là người đầu tiên mở phòng thí nghiệm để nghiên cứu về đề tài HIV và AIDS. Ông nói: ”Mọi người muốn có một mẫu nghiên cứu là một sinh vật nhỏ”. Đó là một điều tốt.
Tuy nhiên, theo Nathaniel Landau (người tạo ra chú chuột nhiễm HIV thuộc khoa dược trường Đại học New York) thì câu hỏi được đặt ra là liệu các công ty dược phẩm có sử dụng nó hay không? Keppler đã giải thích rằng ông đã liên lạc với nhiều công ty dược trong đó có cả một công ty lớn trong ngành dược.
TTCT (nguồn ScienceNOW)
Bình luận (0)