Về quy mô, RIMPAC là cuộc tập trận trên biển lớn nhất thế giới, với sự tham gia của nhiều quốc gia. Cũng vì quy mô ấy mà ý nghĩa và tác dụng của cuộc tập trận này rất đa dạng. Nhưng tựu trung lại, nó là một khuôn khổ bao hàm nhiều cấp độ quan hệ chính trị và quân sự an ninh khác nhau giữa Mỹ với các đồng minh cùng đối tác.
Trung Quốc không lạ lẫm gì RIMPAC vì đã là quan sát viên từ năm 1998. Việc Washington mời Bắc Kinh và việc Trung Quốc tham dự năm nay không làm thay đổi đáng kể quy mô hay bản chất RIMPAC, vì trước đó đã có những nước lớn khác như Nga hay Ấn Độ tham gia. Tuy nhiên, điều này lại có thể có tác động tích cực tới quan hệ Mỹ - Trung. Mỹ đã triển khai chiến lược ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chẳng thể không ngầm ý đối phó Trung Quốc, nhưng luôn công khai phủ nhận điều này. Việc tăng cường hợp tác quân sự và an ninh với Bắc Kinh giúp Washington dễ dàng che giấu được ý đồ trên.
Trung Quốc không dễ nguôi ngoai nỗi ngờ vực và nghi ngại Mỹ ở khu vực. Thế nhưng, Bắc Kinh cũng tránh tỏ ra làm găng với Washington, không để bên thứ ba trục lợi và hạn chế khả năng Mỹ tập hợp lực lượng ở khu vực bất lợi cho Trung Quốc. Đưa ra lời mời và nhận lời mời quan trọng hơn mâm cỗ được mời tới dự.
Thảo Nguyên
>> Trung Quốc tập trận đổ bộ ở biển Đông, Philippines cử tàu tuần tra
>> Tàu đổ bộ Trung Quốc tập trận ở biển Đông
>> Trung Quốc tập trận ở biển Đông
>> Lãnh đạo Triều Tiên thị sát tập trận
>> Lãnh đạo Triều Tiên thị sát tập trận bắn đạn thật
>> Mỹ - Hàn tập trận, Trung - Triều “trở mặt”
>> Trung Quốc tập trận chống tàu ngầm
>> Mỹ-Hàn tập trận “Giải pháp then chốt”
>> Iran tập trận, chuẩn bị thử tên lửa
Bình luận (0)