“Mã trung Xích Thố, Nhân trung Lữ Bố”
(Ngựa có Xích Thố, người có Lữ Bố)
Trong thời binh đao loạn lạc, nơi mà tài trí, sức vóc là thứ công cụ sinh tồn thì kẻ sức địch muôn người như Lữ Bố chẳng khác nào “chiến thần giữa loài người”.
Trong văn học cũng như lịch sử, Lữ Bố đều là nhân vật có vị thế quan trọng. Cũng giống như Quan Vũ cầm thanh long đao, hình tượng của Lữ Bố cũng được đóng khung trong nhận thức của những người hâm mộ Tam Quốc. Chiến thần Lữ Bố đầu đội Tam Xoa Thúc Phát Tử Kim Quán, khoác Tây Xuyên Hồng Miên Bách Hoa Bào, thân mặc Thú Diện Thôn Đầu Liên Hoàn Khải, lưng thắt Lặc Giáp Lung Sư Man Đới, tay cầm Phương Thiên Họa Kích, cưỡi ngựa Xích Thố.
[mecloud]cIwgjeR5gc[/mecloud]
Nhắc tới Lữ Bố, gần như ai cũng sẽ hình dung ra một tạo hình uy phong lẫm liệt, khí khái anh hùng như vậy. Chả thế mà Đổng Trác chỉ cần một Lữ Bố trấn giữ nơi tiền phương, cả 18 lộ chư hầu Quan Đông cũng không thể làm gì được. Võ lực của Lữ Bố là không phải bàn cãi, chỉ có cái nhìn về hắn thì quá phức tạp.
Luận về bản lĩnh cầm binh, Lữ Bố thuộc hàng xuất sắc nhất của thời đại. Chả thế mà khi Bố nói lúc bị bắt “ Nay Bố đã đầu về dưới ngài. Minh công lãnh bộ binh, Bố lãnh kỵ binh, tất có thể an thiên hạ”, Tào Tháo không khỏi xiêu lòng vì ông rõ Lữ Bố cầm binh lợi hại thế nào.
Nói về phẩm chất, người ta bảo “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Một kẻ bất lương liệu có được Trương Liêu - một trong "ngũ tử lương tướng" của Tào Ngụy sau này – tận trung đến thế? Một kẻ kém cỏi liệu có được tướng lĩnh như Cao Thuận, Tang Bá, quân sư như Trần Cung theo phò?
Lữ Bố là mãnh tướng, song hay nghi kỵ. Không biết thưởng phạt phân minh, song lại tin vào thuộc hạ. Các tướng bên dưới mỗi người dị nghị một ý, nên đánh trận thường bại nhiều hơn thắng. Một vấn đề khác Lữ Bố bị đánh giá là tham cái lợi nhỏ mà quên đi nghĩa lớn. Điển hình, cái chết của Đinh Nguyên, Đổng Trác đem lại nhiều lợi lộc cho Bố, song cũng khiến ông mang tiếng xấu nghìn năm.
Lữ Bố có thể xem như một chú ngựa chiến nhưng vẫn còn thuần chất hoang dã, chỉ có ai đủ bản lĩnh thật sự mới có thể thuần hóa nó, một chú ngựa mạnh mẽ hoang dại vẫn là sự thèm muốn của bao bá chủ khác. Chính vì thế, trong các game Tam quốc từ trước đến nay, Lữ Bố luôn là một trong những vị tướng được chọn nhiều nhất khi cần xông pha trận mạc.
Trong game Chiến Thần Tam Quốc, Lữ Bố gần như được giữ nguyên hình tượng chiến thần được miêu tả trong tiểu thuyết, pha lẫn ánh nhìn sắt lẹm, lạnh lùng mà mạnh mẽ, thứ sức mạnh của một vị thần coi như binh lính như cỏ rác.
Với vị thế của một chiến thần, Lữ Bố cũng có skill cực khủng: Ma Thần Vô Song, mỗi lần y vung kích lên tấn công mục tiêu sẽ gây 220% sát thương cho đối thủ đồng thời tăng 40% chỉ số tấn công cho chính mình. Kết hợp với skill 2: đánh xuyên 3 mục tiêu, gây sát thương 150,5%, Lữ Bố gần như không thể cản phá trên chiến trường.
Hãy trải nghiệm cảm giác của chiến thần giữa chiến trường trong game Chiến Thần Tam Quốc tại http://cttq.360game.vn/
- Tải game Chiến Thần Tam Quốc.
- Tham gia cộng đồng yêu thích Chiến Thần Tam Quốc tại: https://www.facebook.com/cttq.360game.vn/
Bình luận (0)