Có nhiều thông tin rất quan trọng cần phải hiểu rõ trước khi mua cho mình một ổ cứng thể rắn SSD cho nhu cầu làm việc nặng. Một số trong đó bao gồm chip NAND, và độ bền. Trong khi NAND sẽ ảnh hưởng đến tốc độ hoạt động và độ bền sẽ cho bạn biết khi nào thì cần “sao lưu” dữ liệu lại.
Bạn cần chip NAND nào?
Bạn chỉ cần quan tâm đến mục này khi thực sự cần sắm ổ cứng thể rắn SSD cho nhu cầu làm việc nặng. Sự khác biệt về mức giá của các chip NAND có thể sẽ làm bạn chùn chân nếu muốn thể hiện.
Single-Level Cell (SLC) là bộ nhớ được giới thiệu đầu tiên, và là thành phần quan trọng của ổ cứng thể rắn trong nhiều năm liền. Do thiết bịc hỉ chứa 1 bit dữ liệu trong mỗi cell, ổ cứng có tốc độ rất nhanh và tuổi thọ lâu. Với công nghệ lưu trữ hiện nay, mật độ dữ liệu mà các thiết bị có thể gom được không dày lắm. Vì thế, đây là giải pháp của nhiều năm tới nữa, với mức giá cao nhưng không tận dụng hết sức mạnh của chip nhớ. Đó là lý do tại sao SLC đang dần bị thay thế bởi các công nghệ lưu trữ flash mới.
Triple-Level Cell (TLC) là tiêu chuẩn lưu trữ phổ biến nhất hiện nay ở các ổ cứng SSD thương mại. Các chip TLC vẫn chậm hơn MLC, nhưng có mật độ dữ liệu được lưu trữ dày hơn, nên được sử dụng rộng rãi trong các ổ cứng dung lượng lớn. Hầu hết các ổ cứng TLC được trang bị nhiều công nghệ bộ nhớ đệm khác nhau. Nguyên do là bản thân chip TLC có tốc độ bộ nhớ đệm không hơn ổ cứng HDD là bao nhiêu.
Độ bền thì sao?
Mỗi một ổ cứng thể rắn đều có độ bền nhất định, đồng nghĩa với việc chúng cho các cell lưu trữ khả năng ghi chép nhất định, và sau đó chúng sẽ ngừng hoạt động. Các hãng sản xuất thường công bố thông tin này dưới dạng độ bền trên mỗi TB được ghi, hoặc số lần ghi mỗi ngày (lần lượt là TBW và DWPD).
Tuy nhiên, các chip nhớ ngày nay có tuổi thọ cao hơn trước, và còn được trang bị một số cell dự phòng. Sau khi hoạt động nheiefu năm, các cell nhớ bắt đầu chết, ổ cưng sẽ di chuyển dữ liệu từ các cell này đến các phần dự phòng để bảo vệ và tăng tuổi thọ của ổ cứng. Thông thường, trừ khi bạn sử dụng SSD cho các máy trạm phải hoạt động liên tục 24/7, toàn bộ các ổ cứng hiện tại đều có thể hoạt động ổn định từ 3 đến 5 năm là ít nhất.
Bạn có cần chip nhớ 3D?
Đây là câu hỏi dành cho những bạn muốn nghiên cứu sâu hơn nữa mảng này. Các chip nhớ được trang bị cho SSD thường được sắp xếp theo mặt phẳng. Nhưng bắt đầu từ Samsung 850 Pro trong năm 2012, các nhà sản xuất ổ cứng bắt đầu sắp xếp các cell lưu trữ chồng lên nhau theo phương đứng. Samsung gọi công nghệ này là V-NAND, Toshiba cho biết đây là BiCS FLASH, và các công ty còn lại thường gọi nó là 3D NAND. Theo thời gian, các hãng sản xuất nhồi nhét nhiều lớp chip nhớ theo cách này, đem lại các ổ cứng dung lượng lớn và có chi phí thấp.
Những ổ cứng dạng 3D mới có đến 64 lớp NAND. Theo báo cáo, các sản phẩm 3D mới nhất có giá thành giảm dần so với các sản phẩm cũ, khi so sánh cùng mức dung lượng.
Bình luận (0)