Sử dụng thuốc kháng đông có hiệu quả trong việc chống hoặc giảm khả năng hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu. Người bệnh không thể tự ý quyết định loại thuốc hay liều lượng thuốc kháng đông mà phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ.
Th.S-BS Lương Cao Sơn khám cho người bệnh |
BV ĐHYD TP.HCM |
Th.S-BS Lương Cao Sơn, Phó trưởng khoa Nội tim mạch - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết hiện nay thuốc kháng đông dạng uống được chia làm 2 loại: thuốc kháng đông cổ điển và thuốc kháng đông thế hệ mới. Khi điều trị bằng thuốc kháng đông cổ điển, người bệnh được yêu cầu phải theo dõi và xét nghiệm đông máu định kỳ để đảm bảo hiệu quả và điều chỉnh thuốc. Đối với thuốc kháng đông thế hệ mới, người bệnh không cần thực hiện xét nghiệm thường xuyên. Tuy hiệu quả tương đối ổn định hơn, nhưng người bệnh vẫn cần kiểm tra chức năng gan thận mỗi năm 1 - 2 lần hoặc khi xuất hiện một bệnh lý cấp tính khác kéo dài nhiều ngày.
Th.S-BS Lương Cao Sơn chia sẻ điều trị bệnh tim mạch bằng thuốc kháng đông đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ thật nghiêm ngặt về liều lượng, thời gian và thực hiện các xét nghiệm liên quan theo đúng yêu cầu của bác sĩ điều trị. Việc uống không đúng liều, đủ thuốc sẽ làm giảm hiệu quả chống đông máu; uống quá liều có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết.
Để hiểu rõ về việc sử dụng thuốc kháng đông an toàn, hiệu quả, người bệnh có thể theo dõi chuyên đề “Sử dụng an toàn thuốc kháng đông trong dự phòng các bệnh lý tim mạch”, tại đường link: https://bit.ly/sudungantoanthuockhangdong.
Bình luận (0)