1. Cơ thể nạp quá nhiều muối
Gà rán, khoai tây chiên hoặc bất cứ thứ gì chiên đều có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng “những ngón tay xúc xích”, giáo sư bác sĩ Tammy Olsen Utset, thành viên hiệp hội thấp khớp tại đại học Chicago cho biết. Cơ thể bạn muốn giữ sự cân bằng giữa muối và nước ổn định. Ăn nhiều muối có nghĩa là cơ thể bạn sẽ bù đắp bằng cách giữ nước, điều đó giải thích cho sự sưng phù. Sưng phù nhẹ do thực phẩm nhiều muối gây ra sẽ tự khỏi trong vòng một ngày, mặc dù nó có thể kéo dài lâu hơn tùy theo lượng muối là bao nhiêu trong hệ thống của bạn. Nếu như bạn đã cắt giảm muối nhưng các ngón tay vẫn sưng thì cần đi khám ngay.
2 Viêm khớp mãn tính
Nếu các khớp xương ngón tay to hơn bình thường (ví dụ bạn không thể luồn nhẫn qua khớp đốt ngón tay), viêm khớp mãn tính có thể là nguyên nhân. Dạng viêm khớp liên quan đến độ tuổi này được gây ra bởi sự giảm sút các mô đệm tại điểm cuối của khớp xương. Thường là viêm khớp mãn tính, nhưng không phải luôn luôn như vậy, thường là cùng với cơn đau và ngón tay bị cứng. Nhiều dạng viêm khớp khác cũng có thể làm cho những ngón tay đau.
3. Hội chứng đường hầm cổ tay
Khi tế bào thần kinh chạy từ cẳng tay đến lòng bàn tay bị bó chặt hoặc bị siết chặt ở cổ tay, đó là lúc đường hầm cổ tay phát triển. Kết quả là hiện tượng sưng phù kèm theo những cơn đau, nóng đỏ, ngứa, hoặc bị tê ở bàn tay và ngón tay, đặc biệt là các ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và phân nửa ngoài ngón đeo nhẫn. Bệnh gây đau lan cổ tay, lòng bàn tay hoặc ngứa, hoặc bị tê ở bàn tay và ngón nóng đỏ, ngệt là các ngón cái, ngón trỏ, ngón tay, đặc biệt cẳng tay, nhất là về ban đêm. Bệnh nhân khó cầm nắm đồ vật. Các nhà nghiên cứu cho rằng đường hầm xương cổ tay xảy ra ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới 3 lần.
4. Sưng vù do rối loạn bạch huyết
Bệnh sưng phù này xảy ra khi dịch bạch huyết (có nhiệm vụ vận chuyển chất thải, vi khuẩn và vi rút ra khỏi cơ thể) không lưu thông một cách thích hợp. Ngón tay và ngón chân của bạn có thể sưng. Thậm chí cánh tay và chân của bạn cũng bị sưng. Khi hiện tượng này xảy ra, làn da của bạn cũng có thể có cảm giác bó sát hoặc dày hơn bình thường, theo một báo cáo từ Viện ung thư quốc gia. Sưng phù do rối loạn hệ bạch huyết có liên quan đến việc giải phẫu hoặc chiếu xạ cho bệnh ung thư vú. Trong một số trường hợp hiếm, sưng phù do rối loạn hệ bạch huyết cũng có thể gây ra bởi sự phát triển không bình thường của hệ thống bạch huyết của bạn.
5. Bệnh Raynaud's
Raynaud's là bệnh hẹp động mạch, thường xảy ra thời tiết lạnh hoặc stress. Sự co hẹp đó làm giới hạn máu lưu thông, theo một báo cáo từ Tạp chí y học New England. Sưng phù – cùng với cơn đau hoặc nhói đau – xuất hiện khi sự lưu thông trở lại (khi bạn được sưởi ấm hoặc hết stress). Tình trạng phổ biến và dường như xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
Nếu bạn chú ý đến bàn tay và các ngón tay của bạn hơi xanh hoặc nhợt nhạt trước khi chúng sưng phù, đó là dấu hiệu của bệnh Raynaud's.
6. Bệnh cao huyết áp trong thời gian mang thai
Sưng phù thường gặp ở những phụ nữ mang thai. Đây là hiện tượng bình thường, song sưng phù ở bàn tay và mặt – đặc biệt nếu ấn ngón cái vào da của bạn mà để lại vết lõm nhận thấy được – thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh huyết áp trong thời gian mang thai. Trường hợp nặng có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Hiện tượng này thường xuyên nhất ở những phụ nữ mang thai trên 40 tuổi, mang song thai hay 3 thai và họ là những người béo phì, theo báo cáo của đại học sản phụ khoa Mỹ.