Mắc kẹt trong lũ lụt, giữ an toàn cho mình thế nào: Những điều đơn giản dễ nhớ

10/09/2024 10:38 GMT+7

Chuyên gia khuyến cáo người dân đang mắc kẹt trong vùng lũ lụt cố gắng hạn chế tối đa di chuyển xuống nước, nên đứng ở nơi có mái che và chờ đợi sự giúp đỡ.

Voreto – đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn an toàn cho cá nhân, tổ chức để tăng cường nhận thức phòng ngừa tai nạn, huấn luyện kỹ năng sơ cứu trên cạn, cứu hộ đuối nước, đảm bảo an toàn cho những sự kiện thể thao văn hóa ở TP.HCM... chia sẻ những kiến thức có thể áp dụng trong trường hợp bị mắc kẹt trong lũ lụt.

"Trong mọi trường hợp, cố gắng không xuống nước trừ trường hợp khẩn cấp. Tuyệt đối, hãy đứng ở nơi có mái che và chờ đợi sự giúp đỡ", ông Dovergne Yann, đại diện Voreto nói.

Mắc kẹt trong lũ lụt, giữ an toàn cho mình thế nào: Những điều đơn giản dễ nhớ- Ảnh 1.

Nếu bạn đang ở bên trong nhà, trong khả năng có thể, hãy ở nhà và chờ lực lượng cứu hộ.

- Rút phích cắm các thiết bị điện và tắt điện, gas và nước trước khi sơ tán (nếu bạn có thời gian và khả năng làm điều đó mà không khiến bản thân gặp nguy hiểm).

- Ưu tiên mang theo quần áo ấm và chăn. Nếu có thể, hãy mang theo chai nước, thức ăn và thuốc.

- Trú ẩn trên cao, nhưng tránh những căn gác mái không thể tiếp cận khiến việc sơ tán của bạn trở nên khó khăn.

- Thực hiện theo hướng dẫn của chính quyền địa phương.

Mắc kẹt trong lũ lụt, giữ an toàn cho mình thế nào: Những điều đơn giản dễ nhớ- Ảnh 2.

Nếu bạn đang ở trong một chiếc xe và xe bị ngập nước, hãy leo lên mui xe chờ đợi cứu hộ.

Ảnh minh hoạ

Nếu bạn đang ở bên ngoài nhà:

- Tránh xa các dòng nước, đứng gần bờ và cầu.

- Trú ẩn ở tòa nhà cao tầng hoặc tầng trên hoặc di chuyển về địa hình cao hơn.

- Không đi xuống tầng hầm hoặc bãi đỗ xe ngầm.

- Không đi vào đường ngập nước (đi bộ hoặc đi xe) - chỉ 30 cm là đủ để đẩy trôi một chiếc ô tô.

Mắc kẹt trong lũ lụt, giữ an toàn cho mình thế nào: Những điều đơn giản dễ nhớ- Ảnh 3.

Hạn chế tối đa di chuyển xuống nước trừ trường hợp khẩn cấp, chờ đợi cứu hộ

Ảnh minh hoạ

Thái Nguyên trong lũ lịch sử: Trắng đêm đưa người già, trẻ em đến nơi an toàn

Trong trường hợp chưa đến được nơi trú ẩn mà hiện đang ở trong nước hoặc bắt buộc xuống nước:

- Nếu có thể, hãy trang bị cho mình những phương tiện có thể giúp bạn sơ tán: một cây dài để kiểm tra độ sâu nước và các mối nguy hiểm dưới nước bằng cách thăm dò đáy cũng như dùng để cứu hộ dưới nước.

- Đeo một vật nổi giúp bạn nổi trên mặt nước, ví dụ thùng chứa ít nhất 5 lít có tay cầm.

- Mang giày hoặc đồ bảo vệ bàn chân bất cứ khi nào có thể. Không đặt chân xuống đất nếu bạn bị cuốn vào dòng nước (tránh bị vật thể chìm trong nước vướng vào).

- Tránh uống nước ô nhiễm vì bạn có thể bị bệnh hoặc ngộ độc. Bảo vệ các vết thương hở (nếu có). Tránh xa mọi hệ thống điện (cáp điện) ngay khi nước bắt đầu dâng cao.

Mắc kẹt trong lũ lụt, giữ an toàn cho mình thế nào: Những điều đơn giản dễ nhớ- Ảnh 4.

Mang theo 1 cây dài để dò đường nếu buộc phải xuống nước

Ảnh minh hoạ

Nếu dòng chảy quá mạnh, bạn bị cuốn trôi:

Nếu bạn rơi xuống nước hoặc dòng nước quá mạnh cuốn bạn đi, hãy áp dụng kiểu bơi "phòng thủ". Kỹ thuật bơi này có thể làm giảm nguy cơ chấn thương và hạn chế nguy cơ bị vướng bàn chân vào vật thể dưới nước.

- Bơi ngửa, hướng chân về phía trước (hướng dòng nước chảy).

- Phần hông càng nổi gần bề mặt nước càng tốt. Điều này cho phép bạn đẩy các vật thể tiềm ẩn trong nước trắng và giảm thiểu chấn thương do va chạm có thể xảy ra.

- Sử dụng cánh tay của bạn như thể đang bơi ngửa để giúp giảm tốc độ và có thể giúp chuyển hướng. Nếu không thể tránh chướng ngại vật trôi nổi (cây cối, rào chắn hoặc lưới sắt, v.v...), hãy vượt lên trên nó.

Mắc kẹt trong lũ lụt, giữ an toàn cho mình thế nào: Những điều đơn giản dễ nhớ- Ảnh 5.

Bơi ngửa, hướng chân về phía trước (hướng dòng nước chảy)

Ảnh minh hoạ

Trưởng nhóm Voreto là anh Dovergne Yann (quốc tịch Pháp), có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn từ môi trường quân đội, cảnh sát, lực lượng cứu hỏa cứu hộ, huấn luyện viên cứu hộ trên cạn, dưới nước, huấn luyện viên của các huấn luyện viên…

Anh Dovergne Yann từng là đội trưởng lính cứu hỏa từ năm 2004 đến 2012 tại Sở Cứu hỏa và cứu hộ Puy-de-Dôme. Anh Dovergne Yann đã tham gia cứu hộ trong nhiều môi trường (tai nạn thành thị, xe đặc dụng, cháy rừng…), dùng nhiều kỹ thuật (cứu hộ đội nhóm, xử lý tai nạn giao thông xe ôtô ...)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.