Mạo hiểm làm âm nhạc

30/08/2013 03:15 GMT+7

Đầu tư vào những dòng nhạc mới, lạ hay chọn sự thể nghiệm kén người nghe nhiều lúc thật bấp bênh cho doanh thu nên cần tạo hành lang để trợ giúp những nghệ sĩ dám thực hiện âm nhạc 'mạo hiểm' này.

Vừa làm vừa lo

Năm 2011, album Tóc ngắn Acoustic - Một ngày đã biến cả ê kíp của nhạc sĩ Anh Quân thành “thợ thủ công”. Trong phòng thu Anh Em, họ đã mất ròng rã nhiều ngày chỉ để cân chỉnh, thu thử từng loại nhạc cụ để tìm ra âm sắc thích hợp cho mỗi ca khúc trong album. Hàng chục chiếc trống được mua về rồi tính toán sao cho đúng sắc độ. Microphone cũng phải dò dẫm làm sao bắt được tiếng guitar hay nhất. Với kèn, piano cũng vậy. Kiểm soát hàng trăm đường tiếng trên bản thu đủ khiến bất cứ ai cũng lè lưỡi lắc đầu. Cầu kỳ, vì nhóm sản xuất hướng tới một album acoustic thực sự chứ không phải chỉ là mang sắc màu acoustic.

Buổi tập cho Giấc mộng đêm hè - nơi kết hợp cá tính âm nhạc Quốc Trung, Tùng Dương, Hải Bột - d
Buổi tập cho Giấc mộng đêm hè - nơi kết hợp cá tính âm nhạc Quốc Trung, Tùng Dương,
Hải Bột - Ảnh: Trọng Tùng
 

 

Nhưng nghệ sĩ nếu chỉ biết an toàn cho mình thì làm nghệ thuật chán lắm. Tự thân họ chán họ, khán giả rồi cũng chán họ vì không còn gì chờ đợi nữa. Vẫn phải mạo hiểm thôi

Nghệ sĩ Đinh Công Đạt

'Năm 2005, khi làm Chat với Mozart, tôi đã lo rằng sau này còn biết làm gì nữa. Thế nhưng lại vẫn có đĩa khác, chứa đựng những gì hứng khởi nhất”, Mỹ Linh khi ấy tâm sự. Với thị trường âm nhạc chuyên trị nghe lậu như ở nước ta, khả năng sinh lợi của những album kỳ công kiểu này thực sự thấp, đầu tư của Mỹ Linh do đó mà mạo hiểm theo.

Không chỉ vợ chồng Anh Quân - Mỹ Linh cùng ê kíp của họ “đu dây” như thế. Trong đêm nhạc Cầm tay mùa hè mới nhất, Quốc Trung cũng lại phô diễn những thử nghiệm âm nhạc của anh. “Nếu Thanh Lam cứ hát như thời Lam xưa chắc chắn vé sẽ bán ầm ầm, nhanh hơn thử nghiệm mới này của Quốc Trung nhiều”, một nhà tổ chức âm nhạc cho biết. m nhạc thử nghiệm, cộng thêm lối hát không lựa thị trường của Thanh Lam đã khiến Cầm tay mùa hè luôn trúc trắc về tiền thu về.

Trong dự án mới nhất của Quốc Trung - Giấc mộng đêm hè, dù có Tùng Dương “gồng sức nặng phòng vé”, những phút sát giờ diễn Giấc mộng đêm hè vẫn trống cả mảng ghế lớn ở tầng một Nhà hát Lớn Hà Nội. Chỉ sau khi đêm diễn đã bắt đầu, những chỗ trống đó mới từ từ được lấp dần. Cũng trong đêm diễn ấy, Hải Bột khẳng định vị thế “Người hát du ca thế hệ mới” của mình, trong yêu mến tài năng nhưng vẫn chưa thể hứa hẹn doanh thu.

“Quốc Trung biết là đi lối cũ sẽ an toàn”, nghệ sĩ điêu khắc Đinh Công Đạt hé lộ bí mật của bạn mình. “Nhưng nghệ sĩ nếu chỉ biết an toàn cho mình thì làm nghệ thuật chán lắm. Tự thân họ chán họ, khán giả rồi cũng chán họ vì không còn gì chờ đợi nữa. Vẫn phải mạo hiểm thôi”.

Tùng Dương khôn ngoan hơn, “phân tán rủi ro” bằng cách dùng sự mượt mà để hút thêm những khán giả chưa chịu được sự quái của anh. Các show của Dương giờ đây luôn có tỷ lệ thử nghiệm và nhạc xưa là 50/50. Một mạo hiểm âm nhạc mới nữa là của Đỗ Bảo với Cánh cung 3. Trong đó, anh hợp tác cùng Hà Trần, giọng ca cá tính nhưng lại không phải tên tuổi cháy phòng vé, kệ đĩa. Thật may là sự mạo hiểm của Đỗ Bảo giờ đã được đền đáp khi đĩa bán khá đều.

Bảo trợ nghệ thuật

PGS-TS Lương Hồng Quang, Phó viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật, người có nhiều năm nghiên cứu công nghiệp sáng tạo cho rằng nên thúc đẩy bằng cách có những quỹ văn hóa. Các nghệ sĩ có thể nộp hồ sơ xin tài trợ ở đó cho những dự án sáng tạo của mình, trong đó có cả sáng tạo âm nhạc. Hội đồng xét duyệt chuyên môn sẽ xét duyệt điều đó, chứ không phải chỉ là con đường hành chính như hiện nay.

“Có một biện pháp thú vị khác là nhà nước tạo hành lang cho sự ra đời và hoạt động của các quỹ văn hóa cá nhân hoặc của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đó cũng nên được ưu đãi về thuế. Người Pháp không ai không biết đến các quỹ văn hóa của các doanh nghiệp như France Télécom (viễn thông) hay RAPT (tàu điện ngầm) ”, thạc sĩ quản lý văn hóa Nguyễn Đình Thành góp ý.

Những quỹ này theo ông Thành đều được tập hợp trong một tổ chức gọi là Foundation de France, hỗ trợ rất nhiều nghệ sĩ. “Đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam nghĩ đến việc làm này. Khi đó ta sẽ có bảo trợ nghệ thuật từ các tập đoàn, công ty lớn”, ông Thành kết luận.

Trinh Nguyễn

>> Đừng làm biến dạng âm nhạc dân tộc
>> m nhạc của một thời
>> Hồ Ngọc Hà tham dự Ngôi sao âm nhạc châu Á
>> m nhạc của đất phù sa
>> Nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền: Giấc mơ nhạc dân tộc
>> Đàm Vĩnh Hưng nhảy máu lửa trong 'm nhạc & bước nhảy

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.