Theo trang Politico, ngày 1.9.1983, một chiến đấu cơ Su-15 của Liên Xô bắn hạ máy bay dân sự của hãng Korean Air Lines số hiệu 007, khiến toàn bộ 269 người trên khoang thiệt mạng, trong đó có nghị sĩ Mỹ Larry McDonald. Gần 5 năm sau, đến lượt Hải quân Mỹ phóng tên lửa bắn trúng máy bay dân sự của Iran. Theo Politico, lực lượng trên tàu tuần dương USS Vincennes nhận dạng lầm chiếc Airbus A300 của Iran Air đang đi từ Iran đến Dubai là máy bay chiến đấu nên đã phóng tên lửa ngày 3.7.1988. Hậu quả là toàn bộ 290 người trên máy bay đều thiệt mạng.
Hiện nay, chuyên cơ Air Force 1 của Tổng thống Mỹ được lắp các thiết bị phá sóng điện tử, đủ sức bảo vệ máy bay trước sự tấn công của hầu hết các loại tên lửa hiện nay. Tuy nhiên, các máy bay dân sự hoàn toàn không được trang bị “lá chắn” như vậy, bất chấp nhiều lời kêu gọi do trở ngại chính là chi phí quá cao theo tạp chí Time.
Sau nghi án máy bay của Malaysia bị bắn hạ tại Ukraine, nhiều chuyên gia đã nhắc tới hệ thống phòng ngự LAIRCM do Tập đoàn Northrop Grumman sản xuất. LAIRCM tự động phát hiện, theo dõi và phá sóng điện tử của các tên lửa hồng ngoại bằng cách phóng ra chùm tia laser mật độ cao vào bộ phận tầm nhiệt của tên lửa để phá hoại hệ thống dẫn đường. Ngoài ra, theo Time, các hãng hàng không cũng có thể nghiên cứu các thiết bị phá sóng điện tử khác để gây nhiễu radar của tên lửa.
Thụy Miên
>> Thủ tướng Malaysia sốc trước vụ rơi máy bay MH17, thân nhân hành khách mòn mỏi đợi tin
>> Vụ máy bay rơi MH17: Một nửa hành khách là người Hà Lan
>> Không quân Nga bị tố bắn hạ máy bay Ukraine
>> Mảnh máy bay cháy, xác người la liệt trong vụ máy bay rơi ở Ukraine
>> Cận cảnh máy bay Malaysia rơi tại Ukraine
>> Clip: Máy bay Malaysia chở gần 300 người nghi bị bắn rơi
>> Máy bay Malaysia chở 295 người nghi bị bắn rơi ở biên giới Ukraine-Nga
Bình luận (0)