Khu vực thử nghiệm được chọn ngẫu nhiên trên đường Hòa Bình (Q.11, TP.HCM). Sau khoảng ít phút dùng máy rà, TS Bằng đã xác định được kích thước của “hố tử thần” ngay dưới vòng xoay Hòa Bình.
TS Bằng cho biết, chiếc máy truy tìm “hố tử thần” này do ông chế tạo, sử dụng công nghệ sóng điện từ thứ cấp.
|
“Ngồi trên ôtô, để máy quét liên tục 360 độ về mọi phía. Máy chỉ về hướng nào thì ở đó có dấu hiệu của “hố tử thần”, TS Bằng khẳng định.
“Bằng kỹ thuật này, chúng tôi sẽ xác định được tọa độ chính xác các “hố tử thần” đang ẩn chứa trong lòng đất và ra bảng liệt kê chi tiết về hình dạng, kích thước, đặc điểm môi trường…”, TS Bằng cho biết thêm.
Cũng theo TS Bằng, máy có thể xác định được kích thước, độ sâu của “hố tử thần", thậm chí còn biết được hố đó có nước hay không.
Tuy vậy, thực nghiệm đường phố nói trên của TS Bằng cũng chưa thật sự thuyết phục các chuyên gia trong ngành giao thông, xây dựng tại TP.HCM.
Ông Nguyễn Văn Hiệp - Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho rằng, máy của TS Bằng không thể phân biệt giữa “hố tử thần giả” là phui đào của công trình đang thi công, hệ thống cống thoát nước rỗng với “hố tử thần thật”.
“Nguyên nhân tạo ra “hố tử thần” là do bất cẩn của con người. Đây là việc mà không loại máy nào có thể dò ra được” - ông Lê Toàn - Phó giám đốc Sở GTVT băn khoăn.
Theo TS Vũ Văn Bằng, máy truy tìm “hố tử thần” của ông có khả năng đưa ra: - Tọa độ các “hố tử thần”. - Bảng liệt kê phân loại “hố tử thần”: hình dạng, kích thước, đặc điểm, môi trường đất, nước. - Bảng thống kê các công trình xây dựng ngầm trong khu vực có “hố tử thần”. - Lập bức tranh toàn cảnh về “hố tử thần” gồm: “hố tử thần” đã xuất lộ, “hố tử thần” ngầm, sự liên quan giữa các “hố tử thần”. - Thiết lập các mặt cắt ngang dọc từng “hố tử thần”. - Thiết lập mặt cắt dọc liên quan giữa các “hố tử thần”. - Bản báo cáo kết quả: số lượng, phân tích nguyên nhân và kết luận, biện pháp xử lý. |
Trần Duy
Bình luận (0)