Mê hoặc kim cương hồng

10/12/2017 14:00 GMT+7

Trong thế giới đá quý, khó mà phân định ngai vàng cao nhất thuộc về viên đá nào. Nhưng có một điều đủ sức nói lên được sức mạnh của đá quý: cái giá để sở hữu chúng.

Cuối tháng 11 vừa rồi, viên kim cương hồng mang cái tên mỹ miều The Pink Promise đã gây sốt tại Hồng Kông khi được “gả” về làm dâu nhà người ta với giá trên 32 triệu USD.
Từ Picasso của thế giới kim cương hồng
Tại nhà Christie’s ngày 28.11, một người giấu tên đã chi ra số tiền này để mang về The Pink Promise (tạm dịch: Lời hứa hồng). Đây là thương vụ mà theo những người trong nghề, đã mang lại số tiền lời rất lớn cho người chủ trước là nhà giám định kim cương Stephen Silver, dù ông này giữ kín cái giá mà ông phải trả để mua năm 2013.
Được gọi là Picasso của thế giới kim cương hồng, viên đá hình oval 14,­93 carat này có màu Fancy Vivid Pink VVS1, được liệt vào hàng quý hiếm và được Viện Đá quý Mỹ GIA công nhận. Nhưng không phải tự nhiên mà The Pink Promise đạt được “cảnh giới” đó. Ban đầu, khi lọt vào mắt xanh của ông Silver, viên kim cương này nặng 16,10 carat, có màu đối nghịch - Fancy Intense Pink. Sau 3 năm “trui rèn”, The Pink Promise đã được nâng cấp như hiện nay dù bị gọt xuống còn 14,93 carat.
Mê hoặc kim cương hồng 1
The Pink Star
Mê hoặc kim cương hồng 2
Sweet Josephine
... Đến quà khủng
Thế giới kim cương hồng luôn chứa đựng nhiều câu chuyện thú vị. Người châu Á có nhiều cách để ghi nhớ công ơn cha mẹ khi họ đã yên nghỉ nơi chín suối. Với tỉ phú Hồng Kông Henry Cheng Kar-shun, cách để ông tưởng nhớ người cha đã mất thật khác biệt và cũng chẳng mấy ai làm được. Vào tháng 4.2017, nhà tài phiệt 70 tuổi này đã nhấc điện thoại, gọi đến một cuộc bán đấu giá của nhà đấu giá Sotheby’s và chỉ vài phút sau đã sở hữu viên kim cương hồng có kích cỡ tương đương một quả lê. Món quà trị giá 71,2 triệu USD được ông dành tặng cho cha - tỉ phú Cheng Yu-Tung qua đời năm ngoái. Thế là Pink Star được đổi tên thành The CTF Pink Star theo tên của đế chế trang sức Chow Tai Fook. The Pink Star được Công ty De Beers tìm thấy tại một mỏ đá quý ở châu Phi năm 1999 và phải trải qua 2 năm rèn giũa mới biến thành viên đá quý từ khối đá 132,5 carat.

tin liên quan

Câu chuyện về những chiếc hài siêu đắt
Thế giới giày vừa đón chào “Nữ hoàng” mới. Đó là đôi giày trị giá hơn 15 triệu USD được một gia đình siêu giàu giấu tên đặt hàng nhà thiết kế người Anh Debbie Wingham thực hiện để tặng cho sinh nhật lần thứ 30 của một thành viên trong gia đình.
Bên cạnh một lý do vô cùng cao cả như thế, thương vụ này còn là cách để CTF khuếch trương tên tuổi nhân dịp 88 năm ngày thành lập khi đây là dịp để khẳng định tham vọng làm giàu “phát tài” như cách phát âm số 8 trong tiếng Hoa.
Với gia đình quyền thế nắm trong tay hơn 17,9 tỉ USD, viên kim cương 59,60 carat như thế mới xứng tầm khi tại thời điểm đó, The Pink Star là viên đá quý có giá bán cao nhất, phá kỷ lục thuộc về viên kim cương xanh Oppenheimer Blue trị giá 57,5 triệu USD được bán tại nhà Christie’s ở Geneva (Thụy Sĩ) 1 năm trước.
Giới nhà giàu châu Á luôn được kiêng dè tại các cuộc đấu giá đá quý trên thế giới bởi họ mạnh tay chi tiền để có được báu vật thiên nhiên. Một tỉ phú Hồng Kông khác cũng được nhắc đến nhiều bởi cách chơi không giống ai. Năm 2005, ông Joseph Lau đã bỏ ra 77 triệu USD để mua 2 viên kim cương màu tặng cô con gái mới 7 tuổi, trong đó có viên kim cương hồng 16,08 carat. Ngay sau khi tiếng gõ búa ấn định giá bán, ông Lau đã lấy tên con gái để đặt tên mới cho viên kim cương hồng trị giá 28,7 triệu USD này là Sweet Josephine. Trước đó 1 năm, cô con gái lớn 13 tuổi của ông cũng nhận được món quà từ cha là 2 viên kim cương với tổng giá trị 73,4 triệu USD.
Mê hoặc kim cương hồng 3
Tỉ phú Laurence Graff
Mê hoặc kim cương hồng 4
Viên kim cương mang tên ông
Cặp đôi “kim cương & tỉ phú”
Giá bán kim cương tại các cuộc đấu giá từng năm đi theo kiểu sóng sau đè sóng trước, kỷ lục xô ngã kỷ lục. Và một điểm đặc biệt nữa là bộ đôi “kim cương - tỉ phú”. Thông thường những cuộc bán đấu giá đá quý có quy mô khá nhỏ, chỉ chừng vài người bỏ giá nhưng nhóm nhỏ ấy có tài sản rất khủng. Giới trang sức thế giới rất ngưỡng mộ tỉ phú 79 tuổi Laurence Graff, hiện trong top 10 người giàu nhất nước Anh.
Năm 2010 chứng kiến viên kim cương hồng 24,78 carat thuộc loại hiếm rơi vào tay người đàn ông sở hữu hơn 50 cửa hàng trang sức cao cấp trên thế giới cũng chỉ sau 1 cuộc điện thoại. Graff xứng danh là “ông vua lấp lánh” khi mua viên kim cương hồng này với mức giá kỷ lục tại thời điểm đó là 46 triệu USD, cao gấp đôi mức giá của viên kim cương xanh thế kỷ 17 có tên Wittelsbach được bán vào năm 2008 mà người sở hữu không ai khác ngoài Graff. “The Graff Pink (được đặt theo tên ông) là viên kim cương rực rỡ nhất mà tôi nhìn thấy trong suốt sự nghiệp của mình”, ông Graff cho biết.
Theo các chuyên gia, sắc hồng hoàn hảo và hiếm có của viên đá này được tạo nên trong quá trình hấp thụ ánh sáng một cách khác thường khi nó được hình thành sâu trong lòng đất hàng triệu năm.

tin liên quan

Nước đắt hơn vàng
Thế giới luôn tồn tại những thứ không tưởng… mà có thật. Và giờ đây, khi bước vào những nhà hàng sang trọng bậc nhất thế giới, khách hãy khoan vội dừng ở những chai vang thượng hạng bởi đó chưa phải là thức uống đắt tiền nhất. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.