[VIDEO] Bão số 9 gây sóng gió dữ dội ở Phú Quý, đe dọa đất liền
|
Bến Tre: Học sinh nghỉ học từ 13 giờ ngày 24.11
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, đến 13 giờ ngày 24.11, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang mưa lớn.
Trưa cùng ngày, ông Nguyễn Hữu Lập, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Bến Tre, đã ký công văn thông báo yêu cầu Sở GD-ĐT cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học từ lúc 13 giờ ngày 24.11 để đảm bảo an toàn trước bão số 9 đang có nguy cơ đổ bộ vào.
tin liên quan
Vùng biển ở đảo Phú Quý liên tục xuất hiện sóng ngọn cờ Cùng thời điểm này, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Bến Tre cũng cũng ban hành công văn yêu cầu các khu dịch vụ, vui chơi giải trí, nơi tập trung đông người tại các khu vực ven sông, ven biển… phải tạm ngưng để đảm bảo an toàn.
Sáng 24.11, ông Lập dẫn đầu đoàn kiểm tra thực địa tại 2 huyện Bình Đại và Ba Tri. Đến trưa nay, Bộ đội biên phòng tỉnh Bến Tre đã liên lạc được trên 3.100/4.000 tàu cá với tổng số trên 17.000 ngư dân để hướng dẫn về nơi tránh trú an toàn.
Hiện đã có hơn 1.200 phương tiện với trên 4.000 ngư dân đang tránh trú ở bến bãi an toàn. Các cơ quan chức năng đang tích cực liên lạc với phương tiện tàu cá còn lại.
[VIDEO] TP.HCM ngưng hoạt động tất cả các bến phà do bão số 9 tiến sát bờ
|
|
Theo kế hoạch, đến chiều tối nay, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Bến Tre sẽ sơ tán, di dời hơn 16.000 người tại các khu vực ven sông, ven biển, cồn bãi… trên địa 3 huyện ven biển Thạnh Phú, Ba Tri và Bình Đại.
[VIDEO] Dân quân tự vệ lấy sức người chạy đua với bão số 9 đang tiến sát bờ
|
“Tôi đề nghị Bộ đội Biên phòng phải thực hiện nghiên lệnh cấm tàu cá ra khơi với mọi lý do. Tăng cường liên lạc, kêu gọi các ngư dân khẩn trương vào khu vực tránh trú an toàn. Những ao tôm, ao cá nếu khai thác được thì lực lượng tại chỗ ở địa phương hỗ trợ khai thác hoặc gia cố bờ bao cho bà con. Đặc biệt, từ chiều 24.11, tất cả những người đang ở các chòi canh thủy sản, bà con có nhà ở các khu vực dễ tổn thương khi có bão như cửa sông, ven biển, cồn, bãi… phải di chuyển đến nơi tránh trú an toàn”, ông Nguyễn Hữu Lập chỉ đạo.
Trà Vinh: Sẵn sàng cho công tác sơ tán dân
Trước đó, từ 17 giờ ngày 23.11, Ban chỉ huy PCTT-TKCN các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh đồng loạt áp dụng lệnh cấp tàu thuyền ra khơi. Đồng thời, chính quyền các địa phương ven biển, ven sông… ứng trực 24/24 giờ và sẵn sàng xử lý các tình hướng nếu bão đổ bộ.
Trưa 24.11, ông Lê Quang Răng, Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi và phòng chống lụt bão tỉnh Trà Vinh, cho biết khoảng 1.200 tàu cá của tỉnh đều đã thực hiện nghiêm lệnh cấm để trở về neo đậu. Phương án di dời, sơ tán dân, đặc biệt đối với các khu vực ven biển, ven sông lớn và cù lao tại các huyện Duyên Hải, TX.Duyên Hải… đều đã sẵn sàng thực hiện ngay trong chiều nay.
Cũng trong sáng nay, UBND tỉnh Trà Vinh đã thông báo đến các huyện Châu Thành, Trà Cú, TX.Duyên Hải khẩn trương chuẩn bị sẵn sàng công tác sơ tán dân.
|
Tiền Giang: “Nếu có tắc trách, cán bộ đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm!"
Cũng trong sáng 24.11, ông Lê Văn Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, đã thực địa kiểm tra công tác phòng chống bão số 9 tại các khu vực dọc theo tuyến đê biển thuộc xã Phú Tân và điểm xung yếu thuộc xã Phú Thạnh, H.Tân Phú Đông cũng như một số khu vực ven sông, ven biển...
Gần 400 phương tiện đánh bắt ven bờ của ngư dân tỉnh Tiền Giang vào nơi tránh, trú bão an toàn. Trong khi đó, phấn lớn trong tổng số gần 1.000 phương tiện tàu cá đang đánh bắt xa bờ đều đã di chuyển khỏi vùng nguy hiểm của bão và đang giữ liên lạc thường xuyên với đất liền.
Ông Lê Văn Hưởng đánh giá đây là cơn bão có diễn biến phức tạp, khó lường nên các cấp, các ngành, nhất là các huyện, thị ven biển đề cao cảnh giác và có biện pháp ứng phó kịp thời.
“Nếu có tắc trách xảy ra thì cán bộ đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm.”, ông Hưởng chỉ đạo nghiêm khắc.
Bình luận (0)