Theo nhiều báo cáo về nghiên cứu thị trường được công bố trong thời gian gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong thị trường game hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Từng có rất nhiều MMORPG được đánh giá là "bom tấn" được phát hành tại Việt Nam nhưng đa số các trò chơi này đều không thành công và nhanh chóng phải đóng cửa hoặc sống "dặt dẹo" chỉ sau vài tháng ra mắt. Vậy đâu là nguyên nhân khiến các MMORPG "bom tấn" kén game thủ Việt. Mời các bạn cùng Thanh Niên Game đi tìm nguyên nhân nhé.
[mecloud]l5JQF08mcm[/mecloud]
Những game MMORPG đồ họa ngây ngất thế này nhưng lại không có đất sống tại Việt Nam.
Yêu cầu cấu hình cao
Khác với các webgame chỉ yêu cầu cấu hình thấp, các MMORPG "bom tấn" có yêu cầu về mặt cấu hình khá cao. Nguyên nhân là các trò chơi này sở hữu đồ họa vượt trội hơn hẳn các trò chơi cùng thể loại. Mặc dù bạn có thể tùy chỉnh cấu hình game xuống mức thấp nhất để có thể chạy được trên các PC có cấu hình thấp nhưng việc này sẽ làm giảm đi đáng kể chất lượng của trò chơi cũng như khiến bạn có trải nghiệm không tốt về trò chơi.
Việc yêu cầu máy tính cấu hình cao để trải nghiệm khiến các trò chơi này rất khó phổ biến trên thị trường. Ở các thành phố lớn, hầu hết các quán game đều được trang bị máy tính có cấu hình cao và có thể đáp ứng được các trò chơi được đánh giá là "bom tấn" nhưng ở các khu vực còn lại thì không thể.
Lối chơi khác biệt
Khác biệt với lối chơi "mì ăn liền" cùng với hệ thống auto "hỗ trợ tận răng" của đa số các trò chơi trực tuyến đang phát hành Việt Nam, các MMORPG "bom tấn" thường có nhiều khác biệt về mặt lối chơi. Chính vì lối chơi khác biệt và không phù hợp thị hiếu với đa số người chơi phổ thông khiến các MMORPG "bom tấn" thường không thành công tại thị trường Việt Nam.
[mecloud]XZSQHCR9wQ[/mecloud]
Có thể kể đến Atlantica Online của VTC Game và Bá Chủ Thế Giới (Granado Espada) của FPT Online là ví dụ điển hình cho việc thất bại vì lối chơi quá khác biệt. Đồ họa đẹp, bối cảnh khác lạ và mới mẻ nhưng cách chơi quá khác biệt dẫn đến các trò chơi không thu hút được người chơi và phải đóng cửa. Mặc dù Bá Chủ Thế Giới có tuổi thọ tới 4 năm nhưng đó cũng chỉ là cách "sống thực vật" do số lượng người chơi trong những năm cuối không còn lại bao nhiêu.
Không miễn phí giờ chơi
Tại thị trường Việt Nam, chỉ có duy nhất Võ Lâm Truyền Kỳ là trò chơi thành công với mô hình thu phí giờ chơi (P2P). Gần như toàn bộ các trò chơi trực tuyến tại Việt Nam đều được phát hành theo hình thức miễn phí giờ chơi (F2P) và thu lợi nhuận thông qua việc bán các vật phẩm trong cash shop. Chính vì vậy, nhiều người chơi đã "tự mặc định" game online là phải miễn phí giờ chơi dẫn đến các trò chơi phát hành theo mô hình thu phí giờ chơi "không có đất diễn" tại Việt Nam.
[mecloud]HFN59xZBIA[/mecloud]
Có thể kể đến như Võ Lâm Truyền Kỳ 3, phiên bản 3D dòng game Võ Lâm Truyền Kỳ và Kiếm Thế. Đẹp, độc đáo, đặc sắc và có nhiều nội dung quen thuộc với đa số với game thủ Việt nhưng Võ Lâm Truyền Kỳ 3 vẫn phải đóng cửa có quá ít người chơi và doanh thu không hiệu quả. Nguyên nhân lớn nhất khiến Võ Lâm Truyền Kỳ 3 thất bại tại Việt Nam là mô hình thu phí giờ chơi, mặc dù chính thu phí giờ chơi là nguyên nhân thành công rực rỡ của trò chơi này tại Trung Quốc.
Hack game
Hack game là nguyên nhân dẫn đến cái chết "thương tâm" của rất nhiều MMORPG "bom tấn" từng tại thị trường Việt Nam, có thể kể đến như Cửu Long Tranh Bá hay Cabal Online. Hack game và cách quản lí kém cỏi của các nhà phát hành trong nước khiến những người chơi chân chính cảm thấy chán nản và nghỉ game.
Minh chứng rõ nhất trong trường hợp này có thể kể đến là Cabal Online. Khi nạn hack bùng phát trong Cabal Online, nhà phát hành Asiasoft đã khóa hơn 17.000 tài khoản với lý do sử dụng phần mềm hack, bot trái phép. Sau đợt xử trảm này, số lượng người chơi của Cabal Online đã "tụt dốc không phanh" và trò chơi này đã phải ngừng hoạt động sau đó một thời gian.
Bình luận (0)