>> Tìm được thi thể hai nạn nhân vụ sập hầm than
>> Gian nan cuộc chiến giữ than: Thất thoát từ Vinacomin
>> Quảng Ninh truy quét than thổ phỉ
>> Cán bộ Công ty than Mạo Khê tiếp tay kẻ gian lấy cắp than
Nằm ở độ sâu 150 mét so với mực nước biển, vỉa Tây Bắc 1 là hầm than sâu nhất ở Công ty than Mạo Khê (tỉnh Quảng Ninh).
Trước khi xuống hầm lò, công nhân được kiểm tra chặt chẽ. Bỏ lại điện thoại di động, bật lửa và những vật dụng có thể gây cháy nổ, mất an toàn; họ chỉ mang theo dụng cụ lao động, đèn pin, bình "tự cứu" xuống hầm lò.
Ngoài tời hỗ trợ và “ngựa sắt” đưa công nhân từ mặt đất xuống hầm lò, có bộ phận, công nhân phải đi bộ thêm vài cây số để đến nơi làm việc.
Hệ thống đường hầm ở Mạo Khê dài tới vài cây số “chạy” theo nhiều nhánh khác nhau và được trang bị đầy đủ hệ thống thông gió. Giữa các nhánh được kết nối bằng hệ thống đường ray để vận chuyển than và công nhân.
Giữa các đường hầm đều có người trực để điều phối và phát tín hiệu di chuyển máy móc thiết bị trên hệ thống đường ray.
Trong số các bộ phận làm việc dưới hầm lò, khu vực lao động của người thợ khai thác than là vất vả, khắc nghiệt nhất. Đây cũng là khu vực nóng và nhiều bụi nhất ở dưới hầm lò. Thế nên dù mùa đông hay mùa hè, bộ quần áo lao động của họ luôn ướt đẫm mồ hôi.
Cũng như trên mặt đất, mỗi ca lao động dưới hầm lò cũng đủ 8 tiếng. Ở hầm lò này (vỉa Tây Bắc 1 - PV), mỗi ca có khoảng 30 công nhân làm việc và chuyển lên mặt đất hơn 200 tấn than. Công việc khai thác than dưới hầm lò diễn ra liên tục 3 ca mỗi ngày.
Mỗi ca lao động của Công ty than Mạo Khê có 2.700 cán bộ, công nhân viên làm việc dưới hầm lò, riêng bộ phận công nhân khai thác luôn có 1.800 người/ca.
|
Phan Hậu
(thực hiện)
Bình luận (0)