Theo Reuters, các giám đốc điều hành ngành công nghiệp dầu mỏ lo ngại thỏa thuận đóng băng hoặc cắt giảm sản lượng sẽ dẫn đến cuộc khủng hoàng mới: thiếu hụt nguồn cung.
Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê Út vừa cho hay hơn 1.000 tỉ USD giá trị các dự án trong ngành dầu khí bị hủy bỏ hoặc trì hoãn do giới doanh nghiệp cắt giảm ngân sách vì giá dầu giảm mạnh từ giữa năm 2014. Các mỏ dầu mất nhiều năm để phát triển. Trong nhiều trường hợp, quyết định phát triển một mỏ dầu vào năm 2016 đồng nghĩa với việc sản xuất dầu sẽ khởi động từ khoảng năm 2020.
OPEC, tổ chức góp mặt các nước bơm 1/3 lượng dầu thô thế giới, sẽ tổ chức các cuộc đàm phán với những nhà sản xuất lớn không phải là thành viên của nhóm trong tuần này để bàn về chi tiết thỏa thuận đóng băng sản xuất toàn cầu. Hiện Nga đã lên tiếng cho biết sẽ hỗ trợ nỗ lực của OPEC.
Khi OPEC “hồi sinh” vai trò là “giám đốc ngân hàng trung ương” dầu thô, sếp hãng dầu khí Pháp Total Patrick Pouyanne thúc giục ngành công nghiệp đầu tư lần nữa. Ông Pouyanne nói tại một hội nghị: “Đến năm 2020, chúng ta sẽ thiếu cung. Biến động rất lớn. Áp lực đặt lên tất cả mọi người và bảng cân đối của các công ty, quốc gia là rất lớn”.
Sếp BP Bob Dudley cũng chung quan điểm: “Đến 1.000 tỉ USD dự án đã bị hủy hoặc hoãn trên thế giới có thể có tác động lên toàn cầu sau một thời gian”.
Giới phân tích ở hãng Bernstein cho biết từ đầu năm đến nay, tám dự án dầu khí mới được phê duyệt, thêm vào khoảng 1 triệu thùng dầu khi đi vào hoat động. Các dự án trên trung bình mất 38 tháng để bắt đầu vận hành với phí tổn tổng hợp là 22,1 tỉ USD.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) viết trong báo cáo trung hạn năm 2016 rằng từ năm 2018, nhu cầu dầu thô sẽ vượt xa nguồn cung. Song ông Dudley cho rằng cung - cầu trên thị trường dầu mỏ tương đối cân bằng đến cuối thập niên này. Nhờ vậy, giá dầu sẽ rơi vào khoảng giữa 55 USD/thùng đến 70 USD/thùng đến hết thập kỷ hiện tại, thấp hơn nhiều so với con số 114 USD/thùng hồi giữa năm 2014.
Song không như tình trạng thiếu hụt nguồn cung trước đó, các bước đột phá công nghệ nhằm cải thiện sản xuất ở các mỏ dầu và giảm thời gian nghỉ ngơi sẽ dẫn đến chu kỳ ngắn hơn, CEO Lorenzo Simonelli của hãng dịch vụ dầu khí GE Oil & Gas nhận định.
tin liên quan
Doanh thu dầu mỏ của OPEC chạm đáy 10 nămDoanh thu từ dầu thô của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vừa giảm xuống mức thấp nhất trong một thập niên.
Bình luận (0)