Mỏi mắt tìm kiếm chủ nhân giải thưởng khoa học xuất sắc

24/04/2018 13:00 GMT+7

Trải qua 6 lần phát động, Giải thưởng Bảo Sơn - giải thưởng thường niên được Tập đoàn Bảo Sơn và Bộ GD-ĐT phối hợp tổ chức - đã được trao cho 4 công trình xuất sắc với tổng giá trị tiền thưởng lên tới 120.000 USD.

Nguồn gốc của giải thưởng
Giải thưởng Bảo Sơn là giải thưởng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn (Tập đoàn Bảo Sơn) và của Quỹ Giáo dục Bảo Sơn do Bộ GD-ĐT bảo trợ và tổ chức để trao tặng cho cá nhân người Việt Nam là tác giả/nhóm tác giả của các công trình nghiên cứu khoa học thuộc 5 lĩnh vực đã được ứng dụng có hiệu quả, đóng góp nổi bật và ảnh hưởng tích cực đến sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và con người Việt Nam.
Tập đoàn Bảo Sơn bỏ ra 20 triệu USD để gửi tiết kiệm, số tiền này không rút ra để làm sản xuất kinh doanh, do đó quỹ sẽ phát triển dần, lấy phần lãi để trao giải. Mỗi năm quỹ trích lãi ra đưa vào giải thưởng để nâng giá trị giải lên cao hơn nữa, mỗi giải thưởng này sẽ tăng dần 10.000 USD/ năm. Đến năm 2018, giải thưởng Bảo Sơn đã đạt con số 60.000 USD (xấp xỉ 1,3 tỉ đồng).
8 năm, 6 lần phát động và 4 công trình đoạt giải...
Trải qua 8 năm với 6 lần phát động, đến nay, Giải thưởng Bảo Sơn đã được trao cho 4 công trình xuất sắc với tổng giá trị tiền thưởng đã trao lên tới 120.000 USD.
Trong năm 2010 là năm đầu tiên phát động, Giải thưởng Bảo Sơn thu hút sự tham gia của 22 đề tài nghiên cứu, trong đó có công trình “Điều tra, đánh giá, thống kê, quy hoạch các khu bảo tồn vùng đất ngập nước có ý nghĩa quốc tế, quốc gia” của GS-TS Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội được chọn trao giải.
Năm 2012, trong số 42 công trình tham dự giải đã có 2 đề tài thuộc 2 lĩnh vực Phát triển bền vững và Y dược học được lựa chọn trao giải. Lần lượt là công trình “Chuỗi báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam các năm 2009, 2010, 2011, 2012” của nhóm tác giả do TS Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường đại học Kinh tế - ĐHQGHN làm chủ biên và công trình “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ tế bào gốc để điều trị một số bệnh về tim mạch, cơ quan tạo máu và thị giác người” của nhóm tác giả đến từ Đại học Y Hà Nội do PGS-TS Đỗ Doãn Lợi làm trưởng nhóm. 
Năm 2013, Hội đồng xét chọn đã chọn ra được 1 công trình xuất sắc thuộc lĩnh vực Y - Dược học để trao giải. Đó là “Chuỗi công trình nghiên cứu vi rút Rota và sản xuất vắc xin Rota tại Việt Nam” của tác giả PGS-TS Lê Thị Luân và nhóm nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (POLYVAC).
Năm 2017-2018 là năm thứ 7 Giải thưởng Bảo Sơn được phát động. Năm nay, Giải thưởng Bảo Sơn được xét tặng cho các công trình khoa học và sáng chế trong 5 lĩnh vực: Cải cách giáo dục đào tạo; Xóa đói, giảm nghèo; Phát triển kinh tế bền vững; Y - dược học, bảo vệ chăm sóc sức khỏe cộng đồng; Văn học. Ở mỗi lĩnh vực sẽ có 1 công trình xuất sắc được chọn trao thưởng với mức thưởng tương đương 60.000 USD kèm theo bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
… và nỗi niềm của đơn vị tài trợ
Mỗi năm có hàng chục, hàng trăm giải thưởng trên tất cả các lĩnh vực do Nhà nước và tư nhân tài trợ được tổ chức và trao giải. Tuy nhiên không phải giải thưởng nào cũng nhận được sự quan tâm của công chúng.
Theo ông Nguyễn Trường Sơn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bảo Sơn, lý do Giải thưởng Bảo Sơn chưa được biết đến là bởi nhiều người nghĩ rằng những giải thưởng do Nhà nước trao tặng quan trọng, có ý nghĩa hơn giải thưởng do một doanh nghiệp trao tặng. Nhiều người còn chưa hình dung được giá trị và tầm ảnh hưởng của giải thưởng. Bởi vậy nhiều nghiên cứu hay chưa tham dự giải, số lượng các công trình tham gia còn hạn chế, các công trình tham dự giải chưa đạt được chất lượng, tiêu chí đề ra.
Nhưng không vì thế mà Tập đoàn Bảo Sơn từ bỏ việc tìm kiếm và trao giải cho những công trình nghiên cứu xuất sắc. Theo ông Sơn: “Giải thưởng khoa học cần đủ tiềm lực để tạo động lực, khuyến khích người làm khoa học, người nhận giải cảm thấy được đền đáp xứng đáng với công sức đã bỏ ra và được tôn vinh xứng đáng với các công trình do mình tạo dựng. Dù Tập đoàn Bảo Sơn có gặp khó khăn về kinh tế, thì giải thưởng vẫn tồn tại và phát triển bền vững”.
Hồ sơ tham dự Giải thưởng Bảo Sơn 2018 gửi về địa chỉ: Vụ Khoa học Công nghệ - Môi trường - Bộ GD-ĐT, số 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hạn nộp hồ sơ: 15.6.2018
Chi tiết xem tại Fanpage: www.facebook.com/giaithuongbaoson/
Hotline hỗ trợ: 0987.913.744 (Ms.Linh)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.