Thiện chí thể hiện ở chỗ tiếp xúc ở cấp cao vẫn được duy trì và ngoại giao hòa giải đang được đẩy mạnh. Nhật cử đặc phái viên của Thủ tướng Shinzo Abe đi Trung Quốc còn Bắc Kinh vẫn tiếp đón các đoàn khách của chính giới Tokyo. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng mức độ nghi ngại lẫn nhau vẫn còn rất đáng kể và việc gây dựng lòng tin thật sự vào thiện chí hòa giải vẫn còn rất khó khăn. Tình trạng khó xử đối với cả hai phía chắc chắn sẽ còn tiếp tục tồn tại.
Nhìn từ giác độ lợi ích và lịch sử quan hệ có thể thấy sẽ không có chuyện Trung Quốc từ bỏ đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và Nhật cũng sẽ không nhượng bộ. Vướng mắc sẽ còn tiếp tục tồn tại trong khi hai bên lại phải tiếp tục, thậm chí tăng cường hợp tác với nhau trong một số lĩnh vực. Bởi thế, phương châm của cả hai đều là không để tranh chấp ảnh hưởng tiêu cực đáng kể và kéo dài tới lợi ích của các lĩnh vực hợp tác khác. Trung Quốc còn có lợi ích chiến lược thiết thực trong việc phân hóa Nhật với Mỹ chứ không đẩy Nhật càng gắn kết với Mỹ. Tokyo cũng có lợi ích tương tự trong việc không đẩy Washington vào tình thế khó xử phải lựa chọn. Cả hai đều có giới hạn riêng trong cả làm găng lẫn hòa dịu với nhau.
Thảo Nguyên
>> Tình hình biển Đông, Hoa Đông vẫn nóng
>> Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở biển Đông và Hoa Đông
>> Quyết liệt tại biển Hoa Đông
>> Chiến đấu cơ Trung Quốc đến Hoa Đông
>> Trung Quốc tập trận hải quân ở biển Hoa Đông
>> Biển Hoa Đông tiếp tục nóng
>> Biển Hoa Đông nóng vì phát ngôn hiếu chiến
>> Tranh chấp Hoa Đông và liên minh Mỹ - Nhật
>> Đài Loan kêu gọi ra COC cho biển Hoa Đông
Bình luận (0)