Từ "Dự án Việt-Bỉ" nêu trên, một loạt việc làm cụ thể đã được triển khai trong 3 năm qua, nhiều hướng nghiên cứu được ra đời và một đội ngũ những người trực tiếp giảng dạy đã được tập huấn để hoạt động hiệu quả cho các em bị thiệt thòi trong cuộc sống. Thạc sĩ Phan Quốc Bảo (Phó phòng Giáo dục huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đề nghị cần có sự tham gia của ngành y tế và các chuyên viên tâm lý để xác định mức độ khuyết tật của trẻ và các trường sư phạm phải có khoa đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật.
Tiến sĩ Ngô Văn Liên (Trưởng khoa Tâm lý Giáo dục, trường ĐH Sư phạm TP.HCM) nhận xét: "Ngồi trong cùng một lớp học có những học sinh có khó khăn trong học tập, những em này không phải là hoàn toàn khuyết tật màâ cũng không phải bình thường nên cần phải được "nhận" ra để được giúp đỡ đặc biệt". TS Hoàng Tuyết (trường ĐH Sư phạm TP.HCM) đặt lại vấn đề về tình trạng "ngồi nhầm lớp": "Bất kỳ một nền giáo dục nào cũng tồn tại số học sinh "ngồi nhầm lớp" theo nghĩa là kém hoặc trầm trọng hơn là mất khả năng học tập bởi tình trạng "thiểu năng học tập". Vì vậy chúng ta cũng đừng nên quá nôn nóng và bất bình trước những phát hiện về số lượng học sinh này, mà cần được quan tâm nghiên cứu một cách khoa học, chẩn đoán và giúp đỡ trên từng đối tượng học sinh cụ thể".
Theo dự kiến, một bộ môn mới trong Khoa Tâm lý giáo dục về lĩnh vực này sẽ được hình thành tại trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đưa vào chương trình nghiên cứu tiếp tục không chỉ ở bậc ĐH và còn tiếp tục ở bậc sau ĐH.
Nhựt Quang
Bình luận (0)