Trụ sở quốc hội Mỹ |
chụp màn hình tass |
Ông Alexander Darchiyev, người đứng đầu bộ phận phụ trách Bắc Mỹ tại Bộ Ngoại giao Nga, ngày 12.8 cho biết nếu Thượng viện Mỹ thông qua kế hoạch nói trên, điều này có nghĩa là Washington đã vượt qua "điểm không thể quay lại" trong quan hệ song phương, theo hãng tin TASS.
Tháng trước, hai thượng nghị sĩ Mỹ - ông Richard Blumenthal của đảng Dân chủ và ông Lindsey Graham thuộc đảng Cộng hòa - đã kêu gọi chính quyền Tổng thống Joe Biden tuyên bố Nga là nhà nước bảo trợ khủng bố. Hai vị này cho biết họ sẽ thúc đẩy Thượng viện Mỹ thông qua dự luật này, bất kể ông Biden có ủng hộ hay không.
Moscow cảnh báo quan hệ không thể hàn gắn nếu Mỹ xếp Nga vào danh sách "bảo trợ khủng bố" |
Hai nhà lập pháp cũng đã đến Kyiv vào tháng 6 để thảo luận về dự luật này với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Bộ Ngoại giao Mỹ là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc đưa một quốc gia vào danh sách "nhà nước bảo trợ khủng bố" của Washington. Hiện danh sách này chỉ bao gồm 4 nước: Triều Tiên, Iran, Cuba và Syria.
TASS dẫn lời ông Darchiyev cảnh báo rằng nếu Mỹ đi đến quyết định như vậy, "quan hệ ngoại giao song phương sẽ chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất, đến mức hạ cấp và thậm chí đổ vỡ".
"Phía Mỹ đã được cảnh báo," ông cho hay.
Quốc hội Latvia hôm 11.8 đã tuyên bố Nga là nhà nước bảo trợ khủng bố vì xung đột ở Ukraine và kêu gọi các đồng minh phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt toàn diện hơn đối với Moscow.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã lên án động thái này, nói đây là biểu hiện của "chủ nghĩa bài ngoại".
Ông Sergei Tsekov, một thành viên của Thượng viện Nga, cảnh báo Moscow sẽ thực hiện "các biện pháp trả đũa sẽ cho Latvia thấy vị trí của mình và sẽ khá đau đớn", theo RIA Novosti. Việc trả đũa có thể bao gồm các hạn chế về quá cảnh, ông cho hay.
EU thừa nhận tiêu chuẩn kép áp dụng với Ukraine và Palestine |
Bình luận (0)