TNO

Một lần ăn bánh gạo ở Nara

10/10/2013 13:19 GMT+7

Thành phố Nara (thuộc tỉnh Nara, vùng Kinki) của Nhật Bản không chỉ lừng danh bởi vẻ đẹp của cố đô Heijo-kyo một thời, mà còn được biết đến bởi món bánh gạo nhân đậu đỏ độc đáo. Dạo bước trên những con phố nhỏ đẹp như mơ, bạn không thể không thử qua món bánh này.

Thành phố Nara (thuộc tỉnh Nara, vùng Kinki) của Nhật Bản không chỉ lừng danh bởi vẻ đẹp của cố đô Heijo-kyo một thời, mà còn được biết đến bởi món bánh gạo nhân đậu đỏ độc đáo. Dạo bước trên những con phố nhỏ đẹp như mơ, bạn không thể không thử qua món bánh này.

>> Thiên nhiên giữa bàn ăn Nhật
>> Canh rong biển đậu hủ 'giao duyên' Việt - Nhật

Đến Nara nhớ tìm ăn bánh gạo 1
Tại Nara, món bánh gạo nhân đậu đỏ (mochi) làm từ bột nếp rất được yêu thích
và được xem như một biểu tượng

Thời kỳ huy hoàng của cố đô Nara kéo dài từ năm 710 đến năm 784, trước khi thủ đô của Nhật Bản được dời về Kyoto vào năm 794.

Theo nhiều tài liệu thì tên gọi "Nara" có nguồn gốc từ chữ "narashita" nghĩa là "làm phẳng". Vào thời Nara, đạo Phật được chính quyền ủng hộ rất mạnh mẽ. Vì vậy mà nhiều ngôi chùa lớn đã được xây dựng tại Nara và tồn tại cho đến ngày nay. Nara cũng là nơi tiếp thu nhiều tinh hoa văn hóa - nghệ thuật của nhà Đường (Trung Quốc).

Tại Nara, món bánh gạo nhân đậu đỏ (mochi) làm từ bột nếp rất được yêu thích và được xem như một biểu tượng. Thoạt nhìn qua chiếc bánh có phần đơn giản, nhưng để hoàn thành từ khâu pha bột, giã bột cho đến nặn bánh là cả một quá trình công phu.

Đến Nara nhớ tìm ăn bánh gạo 2
Tiệm bánh gạo (mochi) nổi tiếng ở khu Kintetsu

Đến Nara nhớ tìm ăn bánh gạo 3
Món bánh gạo mochi ăn ngon nhất là khi bột nếp vừa được giã xong 

Trên những con phố nhỏ đẹp như mơ ở khu Kintetsu, người ta vẫn thường ghé ngang tiệm bánh gạo nhỏ này để chiêm ngưỡng quá trình giã bột nếp theo kiểu truyền thống hết sức công phu. Dẫu biết trong thời buổi hiện đại hóa, hầu hết các công đoạn làm bánh đều được thực hiện bởi máy móc để tiết kiệm thời gian và nhân lực, nhưng có xem qua mới cảm nhận được sự khéo léo và tinh tế trong cách làm bánh gạo mochi truyền thống này.

Món bánh gạo mochi ăn ngon nhất là khi bột nếp vừa được giã xong. Khi đó cục bột (đã tẩm với trà xanh) sẽ được nhồi nhân đậu đỏ và phủ lên một lớp đậu phộng và đường giã nhuyễn. Bánh mềm mịn, vị ngọt dịu của nếp, trà xanh và đậu đỏ hẳn sẽ để lại trong bạn một ấn tượng khó quên.

Chợt nhớ đến bánh dày kẹp với chả lụa, rồi bánh gai, bánh da lợn... Cũng ngon, cũng độc đáo mà sao chưa bao giờ được thừa nhận như một sản phẩm du lịch. Hay ẩm thực Việt chỉ có phở và bánh mì như một mặc định khó thay đổi?

 

 

Cùng khám phá cách làm bánh gạo mochi nhé:

 Đến Nara nhớ tìm ăn bánh gạo 4
Người thợ tráng một lớp nước để làm sạch cối

Đến Nara nhớ tìm ăn bánh gạo 5
Chuẩn bị giã bột

Đến Nara nhớ tìm ăn bánh gạo 6
Cục bột nếp trà xanh được tung vào cối gỗ

Đến Nara nhớ tìm ăn bánh gạo 7
Người thợ vừa giã vừa hô to để giữ nhịp

Đến Nara nhớ tìm ăn bánh gạo 10
Cục bột nếp được tráng qua một lớp nước

Đến Nara nhớ tìm ăn bánh gạo 8
Công đoạn cuối: một người giã bột bằng chày, một người nhào bột bằng tay 

Đến Nara nhớ tìm ăn bánh gạo 12
Bột được cho vào máy cắt để tạo hình bánh gạo mochi

Đến Nara nhớ tìm ăn bánh gạo 15
Bánh được phủ lên một lớp đậu phộng và đường giã nhuyễn

Đến Nara nhớ tìm ăn bánh gạo 16
Phần nhân đậu đỏ hòa quyện cùng vị thơm đặc trưng của trà xanh và bột nếp

Đến Nara nhớ tìm ăn bánh gạo 18
Có dịp ghé qua Nara trong khuôn khổ sự kiện Sakura Collection 2013, MC Tùng Leo (YAN TV)
và Hoa hậu Trúc Diễm cũng hết sức thích thú với món bánh gạo mochi này

Đến Nara nhớ tìm ăn bánh gạo 17
Trúc Diễm chụp hình lưu niệm với người chủ của tiệm bánh

Đến Nara nhớ tìm ăn bánh gạo 20

Đến Nara nhớ tìm ăn bánh gạo 28
Những con phố nhỏ bình yên khu Kintetsu - thành phố Nara

 

Tân Nhân
(từ Nara, Nhật Bản)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.