Một ngôi sao có đến 3 ứng viên siêu Trái đất

26/06/2013 15:40 GMT+7

(TNO) Giới thiên văn học vừa phát hiện một ngôi sao láng giềng sở hữu ít nhất 6 hành tinh, bao gồm 3 ứng viên nằm ở khoảng cách cho phép nước tồn tại trên bề mặt.

(TNO) Giới thiên văn học vừa phát hiện một ngôi sao láng giềng sở hữu ít nhất 6 hành tinh, bao gồm 3 ứng viên nằm ở khoảng cách cho phép nước tồn tại trên bề mặt.

Trước đây, sao Gliese 667C được cho là có tổng cộng 3 hành tinh, và một trong số đó nằm ở khu vực có thể có sự sống.

Ngôi sao
Hình ảnh tưởng tượng trên bề mặt một ứng viên siêu Trái đất quay quanh Gliese 667C - Ảnh: ESO

Tuy nhiên, một nhóm các nhà thiên văn học dẫn đầu là chuyên gia Guillem Anglada-Escude của Đại học Gottingen (Đức) và Mikko Tuomi của Đại học Hertfordshire (Anh) đã quyết định kiểm tra lại hệ sao trên, cuối cùng họ phát hiện phải có đến 6 hành tinh tại đây, trong đó có 3 ứng viên siêu Trái đất.

Theo Reuters, các nhà nghiên cứu sử dụng một bộ các kính viễn vọng hiện đại, bao gồm kính thiên văn tại Đài quan sát Silla ở Chile, vốn được lắp thiết bị chính xác Harps.

Thiết bị này vận dụng một biện pháp phát hiện gián tiếp nhằm suy luận ra sự tồn tại của các hành tinh bằng cách quan sát lực hấp dẫn do chúng phát ra khiến ngôi sao trung tâm có vẻ như bị giật tới lui trong lúc di chuyển dọc theo bầu trời.

“Đây là lần đầu tiên tìm được đến 3 ứng viên siêu Trái đất trong cùng một hệ sao”, theo nhà thiên văn Paul Butler (Mỹ).

Điều này có nghĩa là thay vì phải nhìn vào 10 ngôi sao để tìm kiếm một hành tinh có khả năng cưu mang sự sống, các chuyên gia Trái đất có thể quan sát một ngôi sao với xác suất phát hiện cao hơn.

Gliese 667C nằm khá gần Trái đất, chỉ cách 22 năm ánh sáng, tức 207 nghìn tỉ km. Nó bằng 1/3 kích thước mặt trời và là ngôi sao mờ nhất trong hệ gồm 3 sao, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomy & Astrophysics.

Hạo Nhiên

>> Mỹ bác đề nghị xây Ngôi Sao Chết
>> Hình ảnh một ngôi sao đang chết
>> Cận cảnh ngôi sao giẫy chết
>> Mỹ khước từ chế tạo Ngôi sao chết
>> Ánh sáng từ những ngôi sao đầu tiên
>> Nga đề xuất dùng tên lửa hạng nặng chống tiểu hành tinh
>> Chụp ảnh hành tinh cách Trái đất 300 năm ánh sáng
>> Phát hiện thêm ứng viên "siêu trái đất

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.