Làm mẹ là một thiên chức của người phụ nữ, nhưng bên cạnh niềm vui chờ con ra đời, các mẹ cũng có nỗi lo riêng cho ngoại hình của mình, nhất là những thay đổi về da. Vậy "bầu" phải bảo vệ da như thế nào?
Hiểu và biết cách chăm sóc da thích hợp khiến các mẹ bớt lo lắng về da khi mang thai |
Trong thời kì bầu bí, các mẹ gặp rất nhiều vấn đề về da như sạm đen, khô, nổi mụn và nhất là bị nám. Nhưng vì sự an toàn của đứa con trong bụng mà các mẹ không được sử dụng mỹ phẩm hay uống thuốc gì cả. Biết được nỗi niềm của các mẹ, thẩm mỹ Xuân Trường sẽ chia sẻ một số "bí kíp" bảo vệ da an toàn cho các mẹ khi mang thai. Hãy thực hiện ngay nhé.
1. Nếu da bị khô và ngứa thì phải làm sao?
Thai nhi ngày một lớn hơn, làm da bụng của mẹ ngày càng dãn ra, trở nên khô hơn vì mất nhiều nước, vì thế mà nhạy cảm, dễ bị ngứa, dị ứng và nổi mẩn. Tuy đây là hiện tượng rất bình thường khi mang thai. Nhưng nếu không biết cách vệ sinh đúng thì sẽ gây viêm lở, lây lan, tổn thương nghiêm trọng đến da. Nên các mẹ nhớ phải chú ý các điều sau:
• Không tắm và rửa mặt bằng xà phòng, nhất là khi trên da đã có vết mẩn.
• Luôn làm mát cơ thể để tránh tiết nhiều mồ hôi.
• Không được để cơ thể thiếu nước vì sẽ ảnh hưởng đến da, da khô hơn thì càng ngứa hơn. Nếu ngứa đến mức bất thường thì phải đi khám bác sĩ ngay để chữa trị kịp lúc.
Vùng ngứa chỉ xuất hiện quanh rốn, nhưng ở một số người, chúng lan ra diện tích rộng bao gồm đùi, ngực và mông
|
2. Da bị nổi mụn phải chăm sóc thế nào?
Khi mang bầu, tuyến bã nhờn hoạt động trên mức bình thường khiến da lúc nào cũng bóng loáng, các lỗ chân lông bị bít lại, vừa dễ bắt bụi và còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nên mụn.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa mụn đó là thường xuyên rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt có tác dụng dịu nhẹ, không gây kích ứng. Hạn chế trang điểm nhất có thể, cũng không nên tự ý sử dụng thuốc trị mụn nếu không tình trạng mụn sẽ càng trở nên nghiêm trọng và không tốt cho thai nhi. Các mẹ phải đặc biệt để ý không đưa tay lên mặt nặn mụn, cạy hay sờ mụn, cũng nên chú ý vệ sinh khăn lau mặt thường xuyên. Ngoài ra, nước và các vitamin trong rau củ quả cũng rất tốt cho các mẹ bị da mụn.
3. Da rạn phải xử lí cách nào?
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thai nhi trong bụng, cân nặng và kích thước bụng, ngực, đùi, bắp tay, chân... của mẹ cũng tăng lên đột ngột. Cũng vì vậy mà da của mẹ bị rạn ra, nếu nặng hơn đó là nứt nẻ, bong tróc. Đây là điều không thể nào tránh khỏi khi mang thai. Tuy nhiên tình trạng này có thể giảm thiểu bằng cách giữ những thói quen lành mạnh như vận động đều đặn, ăn uống hợp lí. Đồng thời dưỡng ẩm cho da thường xuyên. Không nhất thiết phải sử dụng các sản phẩm mắc tiền. Nên dùng các chất dưỡng ẩm từ thiên nhiên như dầu vitamin E, bơ cacao, dầu hoa cúc, dầu ô liu...
Tuy nhiên, khó tránh khỏi việc da bị dãn, trùng và nhão sau khi sinh nên các mẹ có thể tìm đến phương pháp phục hồi và làm săn da công nghệ hiện đại của thẩm mỹ viện Xuân Trường.
Trị rạn da hiệu quả cho phụ nữa mang thai bằng dầu oliu
|
4. Làm cách nào để ngăn da bị nám?
Gần 90% phụ nữ khi mang thai đều bị nám, tùy mức độ nặng nhẹ. Bởi khi mang thai, người phụ nữ bị biến đổi các hoocmon dẫn đến các sắc tố melamin cũng xuất hiện nhiều hơn. Nếu nám xuất hiện ngay từ thời kì đầu mang thai thì có khả năng nám sẽ càng ngày càng đậm nên sau khi sinh tình trạng nám vẫn không hết. Do đó, các bà bầu phải chú ý chăm sóc da, hạn chế làm tình trạng nám trở nên nghiêm trọng.
Để khắc phục tình trạng này bạn cần hạn chế để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nhớ thoa kem chống nắng, đội mũ rộng vành, khẩu trang đầy đủ khi ra đường. Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước và nên sử dụng các mặt nạ trị nám từ thiên nhiên như nghệ, quả mơ, khoai tây, dưa leo, lòng đỏ trứng gà...
Nếu nám nặng, thì các mẹ cũng không được sử dụng mỹ phẩm hay uống thuốc tùy tiện, mà phải chờ sau khi cho con bú xong mới tiến hành chữa trị.
Bình luận (0)