Múa lân - sư - rồng ngày Tết và chuyện đại kỵ ăn thịt gà trống

29/01/2017 20:02 GMT+7

Mỗi nghề nghiệp ở Việt Nam đa phần đều có tục lệ kiêng kỵ tâm linh riêng biệt. Tuy nhiên, đối với người Việt gốc Hoa chuyên múa lân - sư - rồng thì việc ăn thịt gà trống là điều đại kỵ.

Ông Trầm Chí Phước, Trưởng đoàn sáng lập đoàn lân – sư – rồng Huy Nghĩa Đường (Q.5, TP.HCM) chia sẻ, việc tôn thờ con gà trống đã có từ lâu đời của người Hoa làm nghề múa lân ở Sài Gòn.
Tập tục này bắt nguồn từ cha ông ngày xưa khi di cư từ phương bắc mang theo cho đến tận hôm nay. Người Hoa theo nghiệp múa lân thường thờ ông Quan Công (tức Quan Vũ - nhân vật lịch sử của Trung Quốc) và thờ bà Thiên Hậu.
VIDEO: Nghề múa lân và những chuyện vui buồn ngày tết
Ông Phước cho hay, đây là nét văn hóa tâm linh riêng của người Hoa từ đời này qua đời khác. Theo cha ông kể lại khi Quan Công đi chinh chiến, vào đêm khuya chính nhờ con gà gáy lớn làm Quan Công nghe được, giật mình tỉnh dậy mới tránh được mưu đồ ám sát của kẻ thù.
Người làm nghề múa lân trước khi xuất hành trong năm mới đêm giao thừa phải đến chùa bà Thiên Hậu cúng bái mới dám xuất hành Phạm Hữu
Trước khi biểu diễn, các thành viên phải cắm cờ hiệu và đầu lân lên cột để thể hiện sự kính trọng với tổ nghề Lưu Trân
 Vì vậy chính con gà trống đã gián tiếp cứu mạng của Quan Công. Do đó, người làm nghề này nếu có thờ Quan Công phải luôn kính trọng và không được phép ăn thịt gà trống.
Tuy nhiên, về khía cạnh tâm linh khác, người múa lân còn xem máu gà trống là một "linh thần". Nó dùng để khai quang, điểm nhãn cho những đầu lân mới xuất xưởng, chuẩn bị đưa vào biểu diễn.
Khi có một đầu lân mới, người trưởng đoàn sẽ dùng máu gà trống điểm vào hai mắt, mũi, lưỡi, hai tai, sừng và chấm từ cổ đến đuôi của con lân. Có làm như thế con lân khi múa mới có sức sống, mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng cho gia chủ nào mà nó ghé đến.

tin liên quan

Xã tỉ phú ở Việt Nam
Ở vùng đất được mệnh danh là “xã tỉ phú” trên cao nguyên Đắk Nông này, mỗi tuần có thêm vài chiếc ô tô sắm mới, vài ngôi biệt thự tổ chức tân gia...
Người múa lân có quan niệm nếu điểm máu gà trống vào hai mắt lân là tượng trưng cho đôi mắt luôn sáng ngời, nhìn thấy được nhiều sáng kiến hay. Khi điểm vào mũi là tượng trưng cho mạch thở được linh thông, cơ thể khỏe mạnh tột bậc. Điểm vào lưỡi sẽ giúp cho việc làm ăn thuận lợi hơn. Điểm vào hai tai sẽ giúp nghe được tứ phương tám hướng. Điểm vào sừng sẽ có trí tuệ hanh thông, còn điểm máu từ cổ lân cho đến đuôi sẽ giúp gia chủ làm ăn phát tài liên tục từ đầu năm đến cuối năm.
Ông Phước luôn tâm niệm, nếu người trong nghề như ông kiêng kỵ thịt gà trống Phạm Hữu
Ông Phước luôn tâm niệm, nếu người trong nghề như ông ăn phải thịt gà trống sẽ bị “hành” về sức khỏe và gặp nhiều bất trắc khi biểu diễn. Đơn cử là lần ông Phước chứng kiến người sư huynh của mình gặp nạn vì khi đó lỡ ăn phải thịt gà trống. Đến bây giờ có hơn 30 năm trong nghề, ông luôn giữ gìn và nhắc nhở anh em “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
Song song đó, việc nuôi gà trống trong nhà cũng là điều không nên đối với ông. Ông Phước nói thêm, người múa lân không ăn thịt gà trống nhưng vẫn có thể ăn được thịt gà mái một cách bình thường.

tin liên quan

Tiếng chổi tre trong đêm giao thừa
Sài Gòn đêm cuối năm, lẫn trong dòng người nô nức đổ ra đường chờ đón giao thừa, nữ lao công Phạm Thị Thu (Công ty TNHH Dịch vụ công ích Quận 5, TP.HCM) cần mẫn đưa từng nhát chổi tre xào xạc trên phố đêm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.