Mũi là một trong 5 “ngũ quan” quan trọng trên gương mặt. Theo nhân tướng học, chiếc mũi là bộ phận "quyết định" đường tài lộc, số mệnh của mỗi người. Sống mũi thẳng, hai cánh mũi đầy đặn, lỗ mũi không hếch cũng không lộ đặc trưng thường thấy ở tướng mặt của người có số mệnh sung sướng, cuộc sống giàu sang, hiếm khi phải lo lắng về vật chất. Vì vậy, nhiều người chọn nâng mũi để thay đổi vận mệnh cũng như đem lại cái nhìn “thiện lành” đến người đối diện.
Những yếu tố quyết định nâng mũi an toàn
Để có một dáng mũi cao, thẳng tắp không phải là việc dễ dàng nếu tay nghề của y bác sĩ thẩm mỹ chưa đủ “chuyên sâu”.
Tuy nhiên, để có một dáng mũi cao, tự nhiên, hài hòa tổng thể với khuôn mặt lại là một chuyện khác. Cụ thể, tại Bệnh viện thẩm mỹ Nam An ghi nhận có ca sửa mũi đến 12 lần để tái tạo lại dáng mũi hỏng và "cứu rỗi mặt tiền" của nhiều người. Đứng trước tình trạng tái tạo dáng mũi hỏng ngày càng nhiều, bác sĩ CKI Hà Văn Vọng đã chia sẻ những yếu tố tiên quyết để có được ca nâng mũi an toàn.
1. Chỉ định đúng
Chỉ định đúng bao gồm 2 phần chính, đó là khách hàng biết đúng khuyết điểm và bác sĩ đưa ra đúng phương pháp. Đối với bác sĩ Vọng một ca phẫu thuật thành công quan trọng là khách hàng hài lòng, cải thiện được khuyết điểm mà khách hàng đưa ra trước khi phẫu thuật, chứ không phải tất cả mọi người đều khen đẹp. Sự nhìn nhận là yếu tố tiên quyết.
Thấy được khuyết điểm cần khắc phục của khách hàng, bác sĩ đưa ra đúng phương pháp để can thiệp tối thiểu nhất nhưng mang đến hiệu quả tối đa nhất. Bác sĩ giúp khách hàng hiểu được những ưu, khuyết điểm mà mình sắp được chỉ định.
2. Thực hiện phương pháp tốt
Sau khi chỉ định đúng phương pháp thì việc thực hiện phương pháp tốt quyết định phần lớn kết quả của ca phẫu thuật. Lúc này tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ chiếm 60% sự an toàn trong khi phẫu thuật.
Tùy vào phương pháp đưa ra, bác sĩ sẽ quyết định hình thức “vô cảm” (phương pháp gây mê, gây tê trong y học) để giúp khách hàng trải qua cuộc phẫu thuật “nhẹ nhàng”. Theo bác sĩ Vọng, nâng mũi sẽ bắt buộc gây mê khi dùng sụn tự thân (sụn sườn). Với các phương pháp nâng mũi khác như nâng mũi cấu trúc sụn tai, mũi bọc sụn… chỉ cần gây tê là đủ. Chọn “đúng thầy bắt đúng bệnh” thì kết quả nâng mũi sẽ giúp khách hàng tự tin hơn sau khi can thiệp y khoa.
3. Vật liệu an toàn, chuẩn y khoa
Vật liệu để được vào làm phần sống mũi, đầu mũi cũng chiếm phần lớn sự ảnh hưởng đến kết quả sau cùng. Theo bác sĩ Vọng chia sẻ vật liệu an toàn nhất vẫn là vật liệu tự thân ( sụn sườn, sụn tai hoặc sụn vách ngăn trong mũi). Ngoài ra, trên thị trường cũng có một số vật liệu để thay thế cho vật liệu tự thân mà khách hàng chưa muốn sử dụng đến như “vật liệu để dựng trụ” và “vật liệu để độn sống mũi”. Tuy nhiên, toàn bộ vật liệu này nên được FDA Mỹ công nhận để đạt chuẩn y khoa và an toàn cho người sử dụng.
Theo Thạc sĩ - bác sĩ Võ Thành Trung (Phó Giám đốc Trung tâm Thẩm mỹ Quốc tế - Trung ương Huế, Bệnh viện Đa khoa TW Huế - Nguyên bác sĩ chuyên khoa Tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Chợ Rẫy) các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật nâng mũi gồm: Cấu trúc mũi của bệnh nhân, mũi ít khuyết điểm hay nhiều khuyết điểm, mũi hỏng do tai nạn, mũi chỉnh sửa nhiều lần… Sức khỏe của khách hàng có đảm bảo thực hiện không. Nếu sức khỏe không đủ tiêu chuẩn hoặc dưới 18 tuổi, tuyệt đối không nên thực hiện phương pháp này.
Những tips nhỏ bỏ túi để có dáng mũi đẹp
Bác sĩ Hà Văn Vọng bật mí thêm: "Trước phẫu thuật, ngưng uống thực phẩm chức năng như collagen (tăng nguy cơ chảy máu và tăng quá trình sưng nề sau khi phẫu thuật), vitamin E, ngưng hút thuốc lá ít nhất 2 tuần.
Sau phẫu thuật, nằm thẳng đầu, tránh va chạm phần mũi. Bởi vì thời gian đầu, bao xơ chưa hình thành, sóng mũi còn di động, nếu va chạm sống mũi dễ bị lệch, trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả dáng mũi sau nâng.
Ngoài ra bạn nên tránh đeo kính trong 3 - 4 tuần đầu sau nâng mũi. Do sụn mũi không chắc chắn, không bền chắc sau phẫu thuật nên việc đeo kính có thể làm cong hoặc lệch sống mũi, không thẩm mỹ.
Ảnh: BV TM Nam An, Viện thẩm mỹ La Ratio