|
FBI cảnh báo người dân Mỹ nên cảnh giác nếu họ đối diện với những người cực kỳ xa lạ với một danh thiếp chỉ có tên và số điện thoại, muốn tìm hiểu về tương lai của họ và đề xuất cho tiền, theo trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 18.4.
Đoạn video dài 30 phút, tựa đề Game of Pawns, bao gồm một đoạn phim ngắn tái hiện câu chuyện thật xảy ra vào năm 2010, khi Glenn Shriver (28 tuổi), một công dân Mỹ, bị bắt khi định lên máy bay từ thành phố Detroit (Mỹ) để đến Trung Quốc nhằm cung cấp thông tin quân sự của Mỹ cho các nhân viên tình báo Trung Quốc.
Shriver từng tham gia một chương trình học hè kéo dài 45 ngày ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc vào năm 2001, khi đó Shriver là một sinh viên đại học.
Sau đó, Shriver về Mỹ, tốt nghiệp đại học ngành Quan hệ quốc tế vào năm 2004, trở lại Thượng Hải làm việc và học tiếng Trung Quốc.
Cũng vào năm 2004, một người phụ nữ tự xưng tên là Amanda trả cho Shriver 120 USD bởi vì bài viết của anh ta, nêu lên mối quan ngại giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến vấn đề Đài Loan và Triều Tiên.
Amanda cũng giới thiệu Shriver cho ông Wu và ông Wang. Amanda, Wu và Wang động viên Shriver tìm việc làm trong các cơ quan chính phủ Mỹ.
|
Amanda, Wu và Wang, vốn là điệp viên Trung Quốc, trả cho Shriver 10.000 USD để tham dự kỳ thi tuyển vào Cục Đối ngoại Mỹ ở thành phố Thượng Hải vào năm 2005, nhưng Shriver thi trượt.
Shriver được ba người này trả thêm 20.000 USD để thi lần hai vào năm 2006 nhưng vẫn trượt.
Đến năm 2007, Shriver nộp đơn xét tuyển vào Cục Bí mật quốc gia, một nhánh của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và được ba người Trung Quốc trên trả cho 40.000 USD.
Vào năm 2010, khi Shriver bước vào giai đoạn cuối cùng để có một vị trí làm việc với CIA, Shriver đã nói dối để che giấu việc anh ta làm việc cho tình báo Trung Quốc.
CIA đã nắm được thông tin Shriver có dính líu đến tình báo Trung Quốc vào những vòng đầu tiên trong quá trình tuyển dụng.
Nhưng CIA và FBI không công bố thông tin họ đã khám phá ra Shriver bị chính quyền Trung Quốc lôi kéo làm điệp viên như thế nào.
Shriver bị bắt vào năm 2010 và lãnh án 4 năm tù giam vì tội âm mưu rò rỉ thông tin quân sự Mỹ cho Trung Quốc.
Phúc Duy
>> Một bộ trưởng Nhật có nguy cơ mất chức vì vụ điệp viên Trung Quốc
>> Mỹ kết tội điệp viên Trung Quốc
>> Ukraine thông báo bắt được 'nữ điệp viên Nga
>> Mỹ tố điệp viên Nga kích ngòi bất ổn ở Ukraine
>> Tuyển điệp viên từ đại học
>> Tình báo Mỹ hứa trả tự do, tặng phim sex để dụ tù nhân làm điệp viên
Bình luận (0)