Mỹ muốn tách Android, Play và Chrome khỏi Google

10/10/2024 07:52 GMT+7

Mỹ muốn phá vỡ thế độc quyền của Google bằng việc tách rời Android, Play và Chrome.

Theo Android Authority, Bộ Tư pháp Mỹ (DoJ) đang đề xuất những biện pháp mạnh tay nhằm phá vỡ thế độc quyền của Google trong lĩnh vực công nghệ, đáng chú ý nhất là việc tách Android, Google Play và Chrome thành các công ty độc lập.

Mỹ muốn tách Android, Play và Chrome khỏi Google- Ảnh 1.

Mỹ muốn phá vỡ thế độc quyền của Google với đề xuất chia cắt công ty này

ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH SE ROUNDTABLE

Cái bóng quá lớn của Google trong ngành khiến Mỹ lo ngại

Động thái này diễn ra sau khi một tòa án quận ở Mỹ kết luận Google vi phạm luật chống độc quyền, bằng cách sử dụng các hợp đồng và thỏa thuận để duy trì vị thế thống trị của mình trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến.

Tòa án Mỹ buộc Google ‘mở’ cửa hàng Android cho các đối thủ cạnh tranh

DoJ đã đệ trình lên tòa án những đề xuất khắc phục liên quan đến việc Google làm hạn chế sức cạnh tranh trong ngành, bao gồm các biện pháp như:

  1. Ngăn chặn Google sử dụng các sản phẩm như Chrome, Play và Android để tạo lợi thế cho Google Search.
  2. Buộc Google cung cấp API truy cập vào dữ liệu tìm kiếm, bao gồm cả chỉ số, dữ liệu, nguồn cấp dữ liệu và mô hình.
  3. Cho phép các trang web từ chối xuất hiện trong kết quả tìm kiếm hoặc được sử dụng để huấn luyện AI (trí tuệ nhân tạo) của Google.
  4. Giải quyết vấn đề Google lạm dụng quy mô quảng cáo để chèn ép đối thủ.

Về phía Google, công ty đã lên tiếng phản đối các đề xuất này, cho rằng chúng vượt quá phạm vi phán quyết của tòa án và có thể gây hại cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà phát triển. Google cho rằng việc tách Android và Chrome sẽ làm tăng chi phí thiết bị và ảnh hưởng đến sức cạnh tranh trên thị trường.

Hiện tại, đây mới chỉ là đề xuất của DoJ và Google sẽ có cơ hội 'phản pháo'. Cuộc chiến pháp lý giữa Google và Bộ Tư pháp Mỹ dự kiến sẽ còn kéo dài và có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai của ngành công nghệ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.