Cụ thể, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phân loại thuốc lá làm nóng là sản phẩm thuốc lá không đốt cháy (non-combustible cigarettes) để phân biệt với thuốc lá điếu (được phân loại là thuốc lá đốt cháy) và thuốc lá điện tử. Trên bao thuốc cũng có những cảnh báo sức khỏe tương tự như thuốc lá điếu theo luật liên bang.
Tại Nhật Bản, thuốc lá làm nóng nằm trong Đạo luật kinh doanh thuốc lá ban hành năm 1984 và được Bộ Tài chính kiểm soát. Mặc dù thuốc lá làm nóng đã được đề cập trong Đạo luật Kinh doanh Thuốc lá, nhưng khung pháp lý quy định danh mục sản phẩm này ngày càng khác xa so với khung pháp lý quy định thuốc lá điếu đốt cháy, bao gồm cả về việc áp thuế, cảnh báo sức khỏe và hạn chế sử dụng.
Hiện trong 66 thị trường đã thương mại hóa thuốc lá làm nóng, có hơn 2/3 quốc gia nằm trong Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) của WHO.
|
Không giống thuốc lá điện tử, tại Hội nghị lần thứ 8 các nước thành viên (COP8) của FCTC do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chủ trì năm 2018 đã nêu rõ sản phẩm thuốc lá làm nóng là thuốc lá. Theo đó, các nước cần kiểm soát sản phẩm này theo luật kiểm soát thuốc lá hiện hành của nước sở tại. Sự khẳng định này chính là cơ sở để các nước đưa ra hướng kiểm soát hơp lý cho các sản phẩm thuốc lá làm nóng.
Luật Phòng chống Tác hại Thuốc lá (Luật PCTHTL) của Việt Nam ra đời năm 2012 cũng đồng thời nhất quán với những sự hướng dẫn mà FCTC đã đề cập. Theo đó, Điều 2.1 của Luật PCTHTL hiện hành được triển khai nhằm thực thi Công ước khung FCTC có nêu rõ: “Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác”.
Từ việc phân loại thuốc lá làm nóng là sản phẩm thuốc lá của FCTC, quyết định của FDA Hoa Kỳ, cho đến Luật PCTHTL Việt Nam, thuốc lá làm nóng đang thuộc định nghĩa “thuốc lá” vì có chứa thành phần là nguyên liệu thuốc lá. Do vậy, loại thuốc lá này cần phải chịu sự quản lý và kiểm soát bởi Luật PCTHTL của quốc gia.
|
“Cơ chế của thuốc lá làm nóng là sử dụng nhiệt để làm nóng mà không đốt cháy như thuốc lá điếu thông thường. Do vậy, thuốc lá làm nóng được xem là “dạng khác” theo định nghĩa tại Điều 2.1 của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá và cần phải đưa vào quản lý theo luật hiện hành”, ông Phạm Sĩ Hải Quỳnh, luật sư thành viên của Công ty Luật TNHH Quốc tế Việt Nam (VILAF - Hồng Đức) cho biết.
Hiện, Việt Nam nằm ở top 10 trong danh sách 27 nước có tỷ lệ thương vong do hút thuốc lá cao nhất, vượt trên cả Trung Quốc - quốc gia đông dân nhất và có mức tiêu thụ thuốc lá cao trên toàn cầu. Đây là thông tin cập nhật năm 2020 từ báo cáo “Những Vấn đề Cấp bách - Tình trạng Toàn cầu về Giảm thiểu Tác hại Thuốc lá” (The Global State of Tobacco Harm Reduction - GSTHR) công bố bởi tổ chức Tri thức Hành động Thay đổi (Knowledge Action Change - KAC). Bài toán phòng chống tác hại của thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng là vấn đề chung của toàn cầu và nhiều quốc gia đã chọn thương mại hóa những sản phẩm thuốc lá không khói - nhóm sản phẩm có nguy cơ thấp trong chuỗi nguy cơ - một cách tiếp cận chiến lược nhằm giảm thiểu tác hại của thuốc lá.
Bình luận (0)