TNO

Năm 2016, tàu tác chiến cận bờ Mỹ mới có tên lửa

27/10/2015 09:20 GMT+7

(Tin Nóng) Hải quân Mỹ đang đẩy mạnh tiến độ trang bị tên lửa tấn công tầm xa cho các tàu tác chiến cận bờ (LCS) vốn bị chê là có hoả lực yếu khi không được trang bị tên lửa như các tàu hộ tống hay khu trục khác của Mỹ.

(Tin Nóng) Hải quân Mỹ đang đẩy mạnh tiến độ trang bị tên lửa tấn công tầm xa cho các tàu tác chiến cận bờ (LCS) vốn bị chê là có hoả lực yếu khi không được trang bị tên lửa như các tàu hộ tống hay khu trục khác của Mỹ.

Năm 2016, tàu tác chiến cận bờ Mỹ mới có tên lửa - ảnh 1
Tàu tác chiến cận bờ USS Fort Worth (LCS 3) tuần tra gần quần đảo Trường Sa, phía sau bên trái là tàu hộ vệ tên lửa Yancheng (FFG 546) của Trung Quốc bám theo, ngày 11.5.2015. Loại tàu LCS của Mỹ phải đến năm 2016 mới được trang bị tên lửa tầm xa - Ảnh: Hải quân Mỹ

Theo Defense News ngày 25.10, trước đó chuẩn đô đốc Pete Fanta, phụ trách chương trình tác chiến mặt nước tại Lầu Năm Góc đã ký một chỉ thị ngày 17.9 về việc lắp đặt hệ thống tên lửa tầm xa trên tàu tác chiến cận bờ (LCS) Freedom (thân tàu truyền thống) và tàu Coronado (tàu 3 thân). Tàu Freedom đang trong thời gian bảo dưỡng, có thể được triển khai sang vùng biển Tây Thái Bình Dương vào quý 1.2016; còn tàu Coronado cũng sang khu vực này vào quý 2 hoặc 3 của năm 2016.

"Mục tiêu là lắp đặt các hệ thống tên lửa tầm xa trên tất cả tàu LCS đang hoạt động bắt đầu từ năm tài chính 2016 cũng như trên các tàu LCS đang đóng", chỉ thị của ông Fanta viết.

Các tàu LCS của Mỹ không có trang bị tên lửa tấn công tầm xa sau khi Luc quân Mỹ bị bác dự án tên lửa tầm xa NLOS hồi năm 2010 dự định sẽ dùng cho cả hải quân.

Một hệ thống phóng tên lửa cỡ nhỏ đặt trên boong tàu đang được phát triển dành cho các tàu hộ tống cỡ nhỏ như LCS, dùng phóng tên lửa Hellfire nhưng vũ khí này chẳng làm thiệt hại với các tàu chiến lớn so với tên lửa tầm xa.

Trước đó Hải quân Mỹ đã thử nghiệm hệ thống tên lửa diệt hạm Kongsberg của Na Uy (tầm bắn 160 km) trên tàu Coronado hồi tháng 9.2014. Hệ thống này đặt trên sàn tàu, hoạt động độc lập chứ không tích hợp vào hệ thống mạng chỉ huy điều hành của tàu.

Hải quân Mỹ sẽ xem xét chọn loại tên lửa phù hợp, có thể là tên lửa diệt hạm Harpoon của Boeing hoặc Kongsberg của Na Uy.

Năm 2016, tàu tác chiến cận bờ Mỹ mới có tên lửa - ảnh 2
Tên lửa diệt hạm Kongsberg (Na Uy chế tạo) bắn thử nghiệm trên sàn tàu tác chiến cận bờ Coronado vào tháng 9.2014 - Ảnh: Hải quân Mỹ

Loại tên lửa Harpoon có từ cuối những năm 1970, bố trí trên 2 giàn phóng (mỗi giàn 4 ống) đặt trên sàn tàu. Hầu hết tàu khu trục và hộ tống của Mỹ có giàn phóng Harpoon ngoài trời này.

Hãng Lockheed Martin thì giới thiệu giàn phóng tên lửa thẳng đứng loại 8 ống dùng cho các tàu LCS, nếu sử dụng phải thay đổi kết cấu tàu. Như vậy có lẽ Hải quân Mỹ thích dùng loại bố trí trên sàn tàu như của Boeing hay Kongsberg hơn của Lockheed Martin.

Vừa qua, sự kiện 4 tàu tên lửa của Nga từ biển Caspi phóng tên lửa Klub bay xa 1.500 km đánh vào các vị trí của phiến quân IS ở Syria khiến nhiều báo chí Mỹ đặt vấn đề rằng tàu LCS to lớn (choán nước đến 4.000 tấn) lại quá yếu về hoả lực (không có tên lửa) so với các tàu tên lửa Ng chỉ có lượng choán nước từ 900 – 2.000 tấn.

Tin Nóng

>> Tàu tác chiến cận bờ của Mỹ không rà được mìn biển
>> Báo Mỹ khen tàu tên lửa Nga: Nhỏ nhưng hoả lực lớn
>> Bên trong một tàu ngầm Mỹ theo dõi Trung Quốc gần Biển Đông
>> Lầu Năm Góc tiếp tục nâng cấp hệ thống Aegis cho tàu chiến

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.