Mục đích của việc rút ngắn kỳ nghỉ hè là nhằm giảm thời gian học liên tục trong 35 tuần sẽ tạo áp lực căng thẳng đối với lứa tuổi từ 6 đến 11; kỳ nghỉ hè quá dài (3 tháng) sẽ dẫn tới tình trạng quên kiến thức của học sinh, nhất là với học sinh nông thôn (không có điều kiện học thêm dịp hè), học sinh dân tộc ít người và học sinh những lớp đầu cấp học.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Đặng Huỳnh Mai cho biết: Qua khảo sát ở các địa phương chúng tôi nhận thấy, các địa phương rất đồng tình với quan điểm giảm nghỉ hè. Họ mong muốn được tự chủ trong việc quyết định phân bổ thời gian nghỉ còn lại vào các thời điểm phù hợp trong năm. Bà Mai khẳng định: Bộ GD-ĐT không áp đặt thời gian nghỉ đối với các địa phương. Các địa phương sẽ căn cứ vào điều kiện tự nhiên, xã hội, tập quán văn hóa... của từng vùng miền để quyết định việc xây dựng biên chế năm học. Mai Nguyễn |
Ông Thái cho biết: "Ngày tựu trường chuẩn bị năm học mới sẽ diễn ra một tuần trước khi bắt đầu năm học. Ngày khai giảng vẫn thống nhất trên toàn quốc là ngày 5.9. Ngày bắt đầu năm học mới không nhất thiết phải từ ngày khai giảng mà có thể trước hoặc sau ngày khai giảng, quy định này ở mỗi địa phương sẽ tùy thuộc vào Giám đốc Sở GD-ĐT. Ngày hoàn thành chương trình, Bộ sẽ quy định mốc cuối cùng là ngày 30.6. Có một gợi ý theo tôi là hợp lý, có thể nối kỳ nghỉ cuối học kỳ I với kỳ nghỉ Tết cổ truyền (ở các vùng miền mà người dân đón năm mới đầu năm âm lịch) thành một kỳ nghỉ...". Trong các khoảng thời gian giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II, Sở GD-ĐT có thể bố trí kỳ nghỉ 1 đến 2 tuần cho học sinh. Trong các kỳ nghỉ này, các trường sẽ tổ chức bồi dưỡng giáo viên, sinh hoạt chuyên môn.
Thư Hiên (thực hiện)
Bình luận (0)