Nên chọn doanh nhân hay giới bóng đá làm Chủ tịch VFF?

26/09/2017 09:25 GMT+7

Tháng 3.2018, Đại hội Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) khóa VIII sẽ bầu ra tân chủ tịch cũng như bộ máy lãnh đạo mới để điều hành nền bóng đá nước nhà. Ai sẽ là người xứng đáng ngồi vào chiếc ghế nóng nhất VFF?

Các CLB đã chia sẻ những quan điểm trái chiều.

Nên là người của ngành thể thao
Chức danh chủ tịch VFF ở những khóa trước luôn là đề tài nóng hổi trên khắp các mặt báo vì được dư luận, người hâm mộ quan tâm một cách đặc biệt. Vài tháng trước đại hội khóa VII, đã có một cuộc chạy đua “ngấm ngầm” giữa Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Lê Khánh Hải và ông Lê Hùng Dũng (khi đó đảm nhiệm vai trò phó chủ tịch VFF phụ trách tài chính, tài trợ). Nhưng đúng vào thời điểm nước rút, ông Lê Khánh Hải đã chủ động rút lui, nhường sân cho “đối thủ”.
Ông Dũng đã trở thành người ngoài ngành thể thao đầu tiên trúng cử chủ tịch VFF. Nhưng vì lý do sức khỏe (lý do chính) cộng thêm một số yếu tố khác nữa khiến ông Dũng chưa thành công trên cương vị này như tham vọng của chính ông.
VFF khóa VIII, Giám đốc điều hành CLB Quảng Nam - ông Nguyễn Húp nêu ý kiến: “Người đứng đầu nên là người của cơ quan nhà nước, tốt nhất là trong ngành thể thao, am hiểu về bóng đá và từng hoạt động bóng đá lâu năm. Chủ tịch VFF còn phải biết kết nối nội bộ VFF thành một tập thể đoàn kết, biết bàn bạc, biết hy sinh lợi ích cá nhân vì cái chung.
Ngoài những tiêu chí trên, chủ tịch VFF còn phải có khả năng kêu gọi tài trợ, thu hút nguồn tài chính từ xã hội hóa. Không nhất thiết vị này phải giàu có (nếu giàu có thì càng tốt nhưng không phải điều kiện tiên quyết). Tôi quan sát ngay trong thành phần lãnh đạo VFF lúc này cũng đã có nhân vật đủ sức cáng đáng ghế nóng”.

tin liên quan

VFF phải củng cố bộ máy lãnh đạo
Chính phủ đã chỉ đạo Bộ VH-TT-DL và Tổng cục TDTT phải khẩn trương củng cố Liên đoàn Bóng đá VN (VFF), để từ nay đến khi đại hội VFF nhiệm kỳ VIII tổ chức vào tháng 3.2018, sẽ không còn xảy ra những chuyện lủng củng về nội bộ như thời gian vừa qua.
Ông Hồ Văn Chiêm - Giám đốc điều hành CLB Sông Lam Nghệ An, cùng chung ý tưởng: “Khác với các nước, VFF là tổ chức xã hội nghề nghiệp nhưng vẫn chịu sự quản lý của nhà nước. Bởi vậy, chủ tịch VFF tốt nhất nên là người có chức vụ về mặt quản lý nhà nước.
Bộ VH-TT-DL và Tổng cục TDTT nên tiến hành hiệp thương với một số cơ quan để tìm người phù hợp và tôi nghĩ tuy khó nhưng có thể vẫn có. Còn nếu Bộ muốn tìm một doanh nhân thì lý lịch kinh doanh phải tốt và đặc biệt không dính dáng đến bất kỳ một CLB nào. Tôi thấy anh Đỗ Quang Hiển về tầm là được, nhưng lại không được ở chỗ là liên quan đến một số đội bóng”.
Ông Trần Mạnh Hùng - Chủ tịch CLB Hải Phòng, cho rằng: “Chủ tịch VFF không cần phải giỏi về chuyên môn bóng đá, nhưng phải kiếm tiền rất giỏi. Ví dụ như Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Myanmar Zaw Zaw là một tỉ phú. Tài chính vững vàng, ổn định sẽ là yếu tố quan trọng bậc nhất cho sự phát triển của cả nền bóng đá. Với tôi, người có đủ tầm và tiềm lực kinh tế chính là bầu Hiển”.
Trước thông tin mình có thể được đề cử vào chức danh Tổng thư ký VFF khóa VIII, Chủ tịch CLB TP.HCM Lê Công Vinh cho hay anh quá bận bịu với công việc bộn bề ở CLB nên không thể tham gia VFF.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.