Cơ duyên lạ kỳ với nước Nhật
Năm 1987, khi mới 17 tuổi, chàng trai Thiên Sanh Trí phải rời bỏ xứ tháp Chàm để về sống ở Cần Thơ với người cha đang hành nghề chữa bệnh. Một cách tình cờ, Trí nghe được thông tin tuyển sinh học tiếng Nhật miễn phí trên đài NHK dành cho những người có nhu cầu. Không biết một chữ tiếng Nhật nhưng anh cũng đánh liều gửi thư bằng tiếng Việt đến tận trụ sở NHK xin học chương trình này. Chỉ cầu may, nhưng thật bất ngờ khóa đào tạo tiếng Nhật từ xa cũng diễn ra theo đúng ước nguyện của chàng trai người Chăm tha hương. Sau 2 năm, vốn tiếng Nhật kha khá nhưng chỉ học qua tài liệu là sách và băng
Những con đà điểu trong trại của anh Trí |
Và giấc mộng trang trại đà điểu trên sa mạc
Cái tin anh Thiên Sanh Trí mang 15 con đà điểu về nuôi tại Ninh Thuận-nơi được coi là sa mạc của Việt Nam, chẳng mấy chốc đã lan nhanh hơn gió. Lãnh đạo từ cấp tỉnh đến cấp xã, đều quan tâm và đến tận nơi để xem cho được mô hình nuôi đà diểu đầu tiên ở vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” này. Giống cỏ, giống cây xanh được tỉnh chỉ đạo cấp miễn phí. Dân làng Hiếu Thiện, xã Phước Nam thì cứ tụ tập trầm trồ ngày này qua ngày khác. Khi chúng tôi đến thăm, vài đứa bé đen nhẻm, rách rưới vẫn còn đứng xung quanh trang trại, xòe đôi mắt tròn vo nhìn chăm chú những con đà điểu đằng sau tấm lưới rào B40 và những cột bê tông to cộ. Tiếp chúng tôi trong trang phục áo thun, quần soọc, khuôn mặt đen sạm với nụ cười luôn nở trên môi, không ai ngờ rằng chàng trai chỉ vừa bước qua tuổi 30 ấy hiện đã là tỷ phú. Khẽ nheo mắt ngắm nghía dãy trang trại chạy dài trong cái nắng gay gắt cuối mùa, Trí nhỏ nhẹ bằng cái giọng vẫn còn pha chút âm sắc của dân tộc Chăm: “Chẳng có ý tưởng gì đâu, hai tháng trước, tình cờ tôi xem được phóng sự trên VTV về một trang trại đà điểu ở Quảng Nam. Thực ra lúc đó chỉ cần nghe rằng đà điểu thích nghi với nhiệt độ 35-40oC và vùng đất cát là tôi đã quyết định sẽ lập một trang trại tại đây. Ngay sáng hôm sau, tôi đã bay ra trại giống Ba Vì ở Hà Tây để tìm hiểu và mua giống. Bạn bè, rồi gia đình liên tục ngăn cản vì quá vội vàng, nhưng tính tôi trước giờ là vậy”. Chỉ tay ra xa, Trí nói: “Mấy anh thấy không, toàn bộ trang trại này tôi chỉ mới xây dựng trong vòng 2 tháng nay, hôm chuyển đà điểu về, trại còn chưa xây dựng xong. Nhưng đến nay thì ổn rồi, hôm nay 20 con nữa sẽ được chuyển về đấy”. Tôi hỏi về đầu ra, Trí hồ hởi: “ Không lo đâu anh ạ, vừa nghe tin tôi nuôi đà điểu, hàng loạt nhà hàng tại thành phố Hồ Chí Minh đã đặt mua thịt, các doanh nghiệp ở Nhật đặt mua da. Nhu cầu còn nhiều lắm, giá cao lắm, đến 300 ngàn đồng/kg lận, không lo đâu!”. Ngưng một chút, Trí nói tiếp: “Nhưng tôi chưa vội thu hoạch bây giờ đâu. Tính toán nhé, hiện nay đã có nơi đặt mua thịt đà điểu 2 ngày một con, có nghĩa là một tháng 15 con. Muốn như vậy thì trong trại ít nhất phải có 300 con. Để đạt được con số này thì phải đến năm 2008 đấy”. Rồi anhmơ màng: Dân vùng này nghèo lắm anh ạ, gió như “phang” mà nắng như “rang”, không có nước thì làm gì cũng khó. Tôi đã thuê máy khoan từ thành phố về tìm nguồn nước mà cũng chẳng ăn thua. Nhưng tôi không bó tay đâu, tôi sẽ tiếp tục khoan đến khi thành công một nguồn nước ngọt và dân vùng này sẽ được cung cấp nước thoải mái. Còn đà điểu nữa, mỗi hộ rồi sẽ được giao khoán nuôi dăm ba con. Có việc làm thì cuộc sống sẽ khác thôi. Ừ, dân làng ở đây nghèo lắm. 5 năm qua, niên học nào tôi cũng phát tặng dụng cụ học tập cho tất cả học sinh ở làng này, nếu mọi việc suôn sẻ, tôi nguyện sẽ theo đuổi công việc từ thiện này và tạo thêm nhiều việc làm khác cho bà con vùng này xóa nghèo.
Chúng tôi chia tay anh khi chiếc xe tải vận chuyển đà điểu vừa lăn đến. Anh vẫy tay chào chúng tôi, rồi lại tất tả trong cái nắng đổ lửa, đích thân đưa từng con vào trại. Xa xa, những người đàn ông, đàn bà Chăm vẫn ôm con đứng nhìn chăm chú vào cái trang trại bao la ấy, dường như trong họ đã bắt đầu nhen nhóm lên một niềm hy vọng đổi đời từ ý tưởng làm ăn mới này.
Quang Thuần
Bình luận (0)