Trong vai một cô gái chuẩn bị... ra mắt đàng trai, tôi đã rảo khắp các "viện" vừa nêu. Vừa nghe hỏi qua giá cả, một chị trong tiệm uốn tóc U. (chợ Hàng Dừa) ngọt ngào: "Da em hơi đen, tẩy trắng sẽ đẹp hết sẩy luôn. Phụ nữ da trắng mặc đồ mới đẹp". Và rồi, sau mấy lượt đưa mắt nhìn tôi chăm chú, chị bảo: "Mặt em không nên tẩy, nên thay hẳn da mới và tẩy trắng da tay, da cổ thôi".
Tại cơ sở này, người ta làm tất tật mọi chuyện (mà lẽ ra
Chúng tôi đã ghi nhận được cách hướng dẫn khá giống nhau của các chủ sạp mỹ phẩm tại chợ Cái Khế, Cần Thơ và của một "viện thẩm mỹ" tại huyện Châu Phú, An Giang: "Em về phết kem lên toàn thân rồi trùm bọc nilon, áo mưa... cho kín khoảng 3, 4 tiếng đồng hồ. Sau đó, rửa sạch kem rồi lấy... móng tay cạy một miếng da lên, lột ra. Sang ngày hôm sau lột tiếp lớp khác dày hơn. Đảm bảo, lột 3 lần là da em trắng như bông bưởi (!)”. |
Một viện chăm sóc da trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa lại có một chiêu quảng cáo "độc" hơn: "Thay da mặt 4 suất, bảo đảm trẻ lại 5 tuổi. Đặc biệt, tắm trắng cấp tốc giúp da trắng mịn ngay qua 7 công đoạn với 180 phút, mua 4 suất (400.000đ/suất) tặng 1 suất và 1 chai sữa dưỡng trắng da toàn thân không ăn nắng trị giá 180.000đ" (?!). Giá cả dịch vụ này cũng lắm chuyện trên trời dưới đất. Muốn trắng da mặt, vào "viện" tốn ít nhất 200.000 đồng, “beauty salon” 150.000 đồng, còn... tiệm uốn tóc chỉ 130.000 đồng.
Chủ tiệm nào cũng bảo đảm thuốc tốt, thuốc ngoại... nhưng không khách hàng nào thấy được nhãn hiệu, công thức, thành phần thuốc... vì tất cả đều đã pha chế sẵn. Không riêng gì tại Cần Thơ, hiện nay các "dịch vụ làm đẹp" này hầu như lan tràn khắp các thị tứ, thị trấn ở đồng bằng sông
Mỹ phẩm được bày bán ở chợ Châu Ðốc. |
Tại các quầy hàng nơi này có đầy đủ các loại mỹ phẩm với giá cực bèo. Một hộp tẩy da chỉ 4.000 đồng, gần chục loại kem tắm trắng, dưỡng da khác thường được chứa trong keo nhựa không rõ xuất xứ, trọng lượng từ 300-500g/keo, chỉ trên dưới 12.000 đồng/keo. Điều đáng chú ý là tất cả các loại "thần dược" hầu như chỉ có vài dòng giới thiệu bằng chữ Thái Lan hoặc chữ Campuchia nên chỉ có... trời mà biết chúng được sản xuất ở đâu, gồm những thành phần gì.
Thắc mắc về nguồn cung cấp, người bán tỏ ra dè chừng: Đây là sản phẩm trộn nhiều loại kem với thuốc, có người bán mình mua, có người mua mình bán (!). Một lọ nhựa nhỏ: 5.000 - 10.000 đồng, có ghi "Tẩy trắng mặt cấp tốc" với hướng dẫn trộn bột và sữa khuấy tan đều, thoa lên da sau 20 phút rửa sạch; có lọ chỉ 8.000 đồng lại hùng hồn cam đoan giúp "tẩy trắng, làm mịn da, tái tạo da mới". Kem trộn ngoài chợ tràn lan, rẻ bèo, nhưng rớ vào các điểm làm đẹp toàn bạc trăm. Chi nhánh Viện thẩm mỹ trên đường 30 Tháng 4, có loại kem thoa giúp tái tạo da cũng "trần trùi trụi" nhãn hiệu, giá 300.000đ/cặp (thoa ban ngày và ban đêm).
Theo nhân viên ở đây, loại kem này là... thuốc bắc (?!).
Thực trạng "loạn" kem trắng da không chỉ ở đô thị mà cả nông thôn. Chợ cửa khẩu Xuân Tô, huyện Tịnh Biên, An Giang không chỉ nổi tiếng bởi
Thạc sĩ Huỳnh Văn Bá, bộ môn Da liễu Trường Đại học Y-Dược Cần Thơ cho rằng, muốn có làn da đẹp, da trắng phải có 3 yếu tố: thuốc điều trị, chống nắng, thời gian. Thuốc điều trị phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, thời gian điều trị kéo dài. Cho nên, nếu chỉ trong mấy chục, mấy trăm phút mà có làn da mới trắng mịn thì rất đáng hoài nghi. Thực tế, khi sử dụng thời gian đầu các loại kem nói trên, nhiều người có cảm giác da mình trắng hơn, đẹp hơn, giảm mụn nhưng sau đó là hàng loạt các tác dụng phụ có thể xảy đến như: teo da, giãn mạch, đỏ da, rạn nứt da, nhạy cảm ánh sáng, trứng cá mụn mủ, rối loạn sắc tố, các vùng da giảm sắc tố xen lẫn vùng da tăng sắc tố xuất hiện trên mặt. Một tác dụng phụ khác cũng thường xảy ra là tình trạng lệ thuộc Cortioid, tức là sau khi sử dụng kem trộn có Cortioid thì làn da rất khó thích nghi với bất cứ sản phẩm nào sau đó, dễ nhạy cảm với biểu hiện: cảm giác châm chích ngứa xảy ra thường xuyên, đáp ứng kém với kết quả điều trị. |
Gần đây, các mối lái từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây thường tìm đến mua và đóng hàng với một số lượng lớn. Hết hàng, các chủ sạp tại chợ Xuân Tô lại đặt hàng từ gò Tà Lọt (tỉnh Tà Keo, Campuchia). Không chỉ có vậy, cách đây vài tháng, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện và bắt giữ một vụ vận chuyển khá lớn các mặt hàng tẩy, tắm trắng và một số mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ được vận chuyển từ hướng Châu Đốc ra. Điều này cho thấy, các sản phẩm loại này có thể không phải chỉ từ bên kia biên giới tràn về, mà có thể còn được "sản xuất" từ nội địa, rồi đi ngược lên biên giới, giả là hàng ngoại để tiêu thụ.
Theo ghi nhận của phòng khám Trung tâm Da liễu Cần Thơ, mỗi ngày có khoảng 15-20% bệnh nhân mụn trứng cá dưới nhiều dạng đến khám và điều trị, trong đó dị ứng do thuốc bôi và kem trộn chiếm tỷ lệ không ít. Mới đây, chúng tôi đã tình cờ gặp một phụ nữ trạc 30, đến phòng mạch của bác sĩ Trương Bảo n, tại TP Long Xuyên với gương mặt sưng húp do dùng loại xà bông tắm ốm. Bác sĩ n cảnh báo các chị em không nên sử dụng bất cứ loại mỹ phẩm nào nếu không biết rõ nguồn gốc sản xuất, hạn sử dụng. Bởi mỹ phẩm vốn như con dao hai lưỡi, dùng phải loại giả, loại kém chất lượng, khó tránh khỏi tác dụng ngược; chỉ sau vài ba lần sử dụng là bị nhiễm trùng da, dị ứng da, bỏng da.
Thanh Trang - Tấn Đức
Bình luận (0)