Đập tan một "liên minh ma quỷ" trong vụ phá rừng ở Tây Nguyên

15/12/2003 20:29 GMT+7

Ngày 14/12, cơ quan điều tra Bộ Công an đã kết thúc giai đoạn 1 vụ án phá rừng với quy mô lớn ở vườn quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai) và lâm trường Măng Đen (Kon Tum). 25 bị cáo là các giám đốc lâm trường, thuộc các trạm bảo vệ cửa rừng và hàng lọat giám đốc doanh nghiệp tầm cỡ ở 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum đã bị khởi tố .

Tháng 2/2002, UBND tỉnh Kon Tum cho phép Lâm trường Măng Đen khai thác 2.001m3 gỗ lớn; 12,6m3 cành ngọn; 280 ster củi trong thời gian từ tháng 4/2002- 3/2003. Do có quan hệ "sâu nặng" với Nguyễn Hữu Cầm - Giám đốc (GĐ) Lâm trường Măng Đen nên Lê Anh Dân - GĐ Lâm trường Tân Lập đã được Cầm cho ký hợp đồng khai thác 1000m3 gỗ.

Dân đã không lấy tư cách pháp nhân của lâm trường Tân Lập để ký hợp đồng mà để cho Ngô Quốc Hùng - GĐ công ty TNHH Khải Hoàn ký hợp

Thiếu tướng Phạm Nam Tào - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát: “Đây rõ ràng là vụ án phá rừng phức tạp với quy mô lớn; có lực lượng “bảo kê”, có liên minh. Từ vụ án này, chúng tôi sẽ tiến hành điều tra thêm những vụ phá rừng trước đây xem liệu có liên quan đến vụ án này không. Và đây mới chỉ là kết quả điều tra bước đầu. Chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng hay còn những ai đứng sau. Về trách nhiệm của ngành chủ quản thì đúng như chỉ thị 12 của Thủ tướng Chính phủ, địa phương nào để xảy ra phá rừng thì lãnh đạo địa phương đó phải chịu trách nhiệm”.

đồng khai thác với lâm trường Măng Đen. Ông Cầm đã ký hợp đồng thuê ông Ngô Quốc Hùng - GĐ công ty TNHH Khải Hoàn khai thác 1.002,5m3 gỗ và thuê bà Lê Thị Thúy Liễu - GĐ công ty TNHH Hòa Bình khai thác 998,5m3 gỗ. Ông Ngô Quốc Hùng lại ký hợp đồng thuê ông Trần Văn Tiên - GĐ công ty TNHH Thanh Bình và ông Hồ Đắc Công Phương - GĐ doanh nghiệp tư nhân Rạng Đông; bà Thúy Liễu thuê tiếp ông Nguyễn Văn Nam - GĐ công ty TNHH Đại Nam và ông Lê Văn Kế - GĐ công ty TNHH Thông Thái tổ chức khai thác đến tháng 1/2003 được 1.531m3 gỗ, còn lại chỉ tiêu 482m3 chưa được khai thác.

Với danh nghĩa khai thác tiếp số gỗ còn lại, các đối tượng này đã tổ chức khai thác gỗ trái phép với khối lượng lớn. Tại hiện trường, cơ quan chức năng đã thu giữ tang vật là những cây gỗ lớn đã bị đốn hạ (cây lớn nhất có đường kính 130cm, nhỏ nhất 30 cm) có dấu búa của lực lượng kiểm lâm. Do tổ chức khai thác trái phép, số gỗ khai thác chung đã vượt chỉ tiêu được phép từ 10- 20% nên Dân đã đứng ra quan hệ với các lực lượng chức năng (lâm trường, kiểm lâm sở tại) nghiệm thu, hợp lý hóa số gỗ khai thác trái phép này.

Dân đã nhiều lần liên lạc và tổ chức họp với những người đứng đầu các công ty tham gia khai thác và đã thu khỏang 220 triệu đồng do các công ty này đóng góp để lo việc “quan hệ”. Dân đã đưa cho Lương Ngọc Khanh - Trạm trưởng Trạm bảo vệ rừng của lâm trường Măng Đen 25 triệu đồng; đưa cho Nguyễn Hữu Cầm- GĐ lâm trường Măng Đen khoảng 60 triệu đồng, đưa cho Bình - Trưởng trạm kiểm lâm cửa rừng, các cán bộ của lâm trường Măng Đen và hạt kiểm lâm Kon Rẫy trong các đợt nghiệm thu, đóng búa... hàng chục triệu đồng.

Ngoài số gỗ khai thác theo hợp đồng, Dân thống nhất với Hùng khai thác thêm 20% (khỏang 200m3). Dân được hưởng 50% (giai đọan trước tết âm lịch) và 2/3 (giai đọan sau tết âm lịch) trên  tổng số gỗ mà công ty TNHH Khải Hoàn khai thác trái phép là 265 gốc.

Khi biết các đơn vị khai thác tại lâm trường Măng Đen có họat động khai thác gỗ trái phép, ông Nguyễn Hữu Cầm không xử lý mà còn yêu cầu Lương Ngọc Khanh và một số cán bộ giám sát việc khai thác rút ra khỏi khu vực khai thác. Khi làm nhiệm vụ tại trạm bảo vệ rừng, Khanh và nhân viên tại trạm đã để cho khỏang 40 chuyến xe ra khỏi rừng, vận chuyển  khỏang 400- 500m3 gỗ khai thác trái phép được đánh số hiệu đầu lóng trùng với các số hiệu ở các lóng gỗ được khai thác hợp pháp. 

Điều mà dư luận đặc biệt quan tâm là vì sao sau khi vụ án được phát hiện, các cơ quan chức năng của 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum lại không thể điều tra làm rõ đường dây, những kẻ cầm đầu, tổ chức khai thác tiêu thụ gỗ trái phép cùng những đối tượng tiếp tay, “bảo kê” cho tội phạm. Khi vụ án được chuyển  lên Bộ Công an, Bộ Công an đã ra quyết định thành lập ban chỉ đạo điều tra vụ án này do Thiếu tướng Phạm Nam Tào- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát làm Trưởng ban.

Việc tiến hành điều tra chậm chạp của các cơ quan chức năng 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum đã tạo cơ hội cho bọn tội phạm rời khỏi địa phương, có đối tượng đã tìm cách xuất cảnh nhưng đã bị  bắt giữ tại sân bay Tân Sơn Nhất . Theo nguồn tin riêng của Báo Thanh Niên, ngoài những GĐ doanh nghiệp bị bắt, trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng này còn có bóng dáng của một “đại gia” tầm cỡ ở Tây Nguyên trong kinh doanh xuất nhập khẩu gỗ.

Một số đối tượng bị khởi tố trong vụ án:

Lê Thị Thúy Liễu - GĐ Công ty TNHH Hòa Bình

 
Lương Ngọc Khanh - Trạm trưởng Trạm cửa rừng Đắk Pne

Nguyễn Hữu Bình - Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Đắk Pne
 

Hồ Đắc Công Phương - GĐ Xí nghiệp tư nhân Rạng Đông
 
Lê Anh Dân - GĐ Lâm trường Tân Lập
 
Ngô Quốc Hùng - GĐ Công ty TNHH Khải Hoàn
 

Lê Hân

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.