Bộ Luật Thương Mại và Nghị Định 32/1999 của Chính Phủ không thể là căn cứ pháp lý cho các quyết định cấm của Bộ BCVT và Bộ Thương mại:
1- Điều 1 của Nghị Định 32 quy định là Nghị Định 32 quy định chi tiết hoạt động khuyến mại theo Luật Thương mại.
2- Theo Điều 45.11 của Luật Thương mại - Khuyến mại là một "hành vi thương mại".
3- Điều 5.1 của Luật Thương mại định nghĩa "hành vi thương mại" là hành vi của thương nhân trong "hoạt động thương mại".
4- Điều 5.2 của Luật Thương mại quy định "hoạt động thương mại" bao gồm "việc mua bán hàng hóa", "cung ứng dịch vụ thương mại" và "các hoạt động xúc tiến thương mại".
5- Điều 5.4 của Luật Thương mại quy định "Dịch vụ thương mại là những dịch vụ gắn với việc mua bán hàng hóa". Ví dụ của dịch vụ thương mại là "Quảng cáo", "giám định", "kho vận".
6- Điều 5.5 Luật Thương mại quy định "xúc tiến thương mại " là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội "mua bán hàng hóa" và "cung ứng dịch vụ thương mại"
Như vậy cả Luật Thương mại cũng như Nghị định 32 chỉ điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa và các dịch vụ gắn liền với mua bán hàng hóa.
Dịch vụ Internet Phone với tư cách là một dịch vụ viễn thông chịu sự điều chỉnh của Pháp Lệnh Bưu Chính Viễn Thông không phải chịu sự điều chỉnh của Nghị Định 32 cũng như Luật Thương mại.
Gần đây, Ngân Hàng Nhà Nước cũng có ý kiến là dịch vụ tín dụng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại và vì vậy hoạt động khuyến mại của các Tổ Chức Tín Dụng không chịu sự ràng buộc của Nghị Định 32. Chúng ta có thể áp dụng lập luận này cho hoạt động khuyến mại của OCI.
Nguyễn Quang Vũ
Bình luận (0)