Trước hết là sách lậu, gồm những cuốn không có giấy phép xuất bản và không đề tên nhà xuất bản (hoặc có, thì cũng là tên ma, không nằm trong danh mục 45 nhà xuất bản toàn quốc). Loại này thường có nội dung kích động tình dục, mê tín dị đoan, hoặc tuyển in các bản nhạc Tây, nhạc Tàu, nhạc Việt hải ngoại, tranh ảnh khiêu dâm...
Nếu sách lậu mua bán thập thò, trong cảnh tranh tối tranh sáng, thì sách luộc bày ra giữa ban ngày, qua mắt các nhà quản lý, cậy vào cái vỏ hợp pháp bề ngoài. Được “cái vỏ hợp pháp” ấy, vì một ai đó đứng trong bóng
Một số sách của NXB Trẻ bị “luộc” ở cả “hai đầu đất nước”: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đó là loại sách học ngoại ngữ của Oxford mà NXB Trẻ ký hợp đồng bản quyền ấn hành tại Việt Nam bị sao chụp vội vàng, đậm nhạt có trang không đều, bìa không đổi, song màu chữ trên ấy thay vì đỏ tươi đã thành màu cam lơ lớ. |
Dĩ nhiên, các “nhà” luộc sách chỉ lựa những cuốn đang ăn khách, để ra tay. Khi sao chụp, in lại như thế, không phải tốn một xu nhuận bút cho tác giả, không phải chịu các khoản phí tổn khác trong quá trình thực hiện sách, nên giá thành thấp, giá bán ra rẻ hơn nhiều so với bản gốc. Người tiêu thụ hễ thấy rẻ là tìm mua. Cuốn chính bản mắc hơn nên bị ế, bán chậm, có khi lao đao “té ngửa” trên đất khách, như trường hợp Sách học Tiếng Anh cấp tốc (3 tập) do Phạm Đại Dương soạn, NXB Đồng Nai. Những người liên kết in sách định bụng sẽ đưa ra phía Bắc phát hành, nào ngờ ngoài đó sách đã “từ trời rơi xuống” bán đầy rồi. Ra thủ đô dự triển lãm sách, dạo phố, thấy đứa con tinh thần của mình bỗng chốc biến thành “cháu chắt” của người khác. Đâu ra? Chẳng rõ. Ai luộc? Chẳng hay. Chỉ biết sách sao chụp không sai một dấu phẩy, nét chữ mảnh hơn và không sắc sảo bằng.
So với loại sách lậu và luộc trên, sách nhái có khác, ở chỗ những “nhà” làm sách chường mặt công khai. Ví dụ những sách học ngoại ngữ Oxford của NXB Trẻ, người làm sách nhái không “luộc” nguyên xi, mà thay đổi đoạn mở đầu và đoạn cuối, phần giữa dầy cộm cứ như được chép ra từ bản đã in của NXB Trẻ.
Giao Hưởng
Bình luận (0)