Cuối buổi tối hôm ấy, một nhóm nhỏ hội đồng an ninh quốc gia nhóm họp cùng Tổng thống Kennedy trong phòng bầu dục. Kennedy cho biết em trai mình - Chưởng lý Robert Kennedy sẽ chuyển một lá thư viết tay gửi cho Khrushchev thông qua Đại sứ Liên Xô tại Mỹ Dobrynin và yêu cầu quý vị cố vấn cho biết chưởng lý nên ăn nói như thế nào. Cả nhóm đều đồng ý rằng Robert Kennedy nên khuyến cáo Dobrynin rằng hành động quân sự nhắm vào Cuba sắp xảy ra trừ phi hệ thống hỏa tiễn phải bị dỡ bỏ.
Tuy nhiên, Rusk vẫn nhắc lại khả năng Thổ Nhĩ Kỳ với tổng thống, theo đó, Robert Kennedy sẽ khuyên Dobrynin là tổng thống sẽ xem xét việc tháo dỡ hệ thống hỏa tiễn ở Thổ Nhĩ Kỳ một khi cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba được giải quyết. Ý tưởng này nhanh chóng tìm được sự nhất trí trong hội đồng an ninh quốc gia, và Robert Kennedy được hướng dẫn là phải dặn Dobrynin rằng tất cả lời đề nghị sẽ bị hủy bỏ nếu như chi tiết bị tiết lộ ra dư luận.
Chủ nhật, ngày 28/10
Sáng sớm, giờ Moscow, Khrushchev thầm tính: Hiểm họa quá lớn chứ không phải đơn giản. "Tháo dỡ tên lửa càng sớm càng tốt trước khi hiểm họa khủng khiếp có thể xảy ra", ông nói, theo bản báo cáo sau này của con trai ông - Sergei. Khrushchev bảo Ngoại trưởng Andrei Gromyko: "Đồng chí Gromyko, chúng ta không có quyền mạo hiểm như vậy. Một khi đã tuyên bố tấn công Cuba, Kennedy sẽ không có đường lui nào cả. Chúng ta phải mở tín hiệu cho Kennedy biết rằng chúng ta muốn giúp đỡ ông ấy". Khrushchev hơi do dự khi dùng từ "giúp đỡ", nhưng sau một hồi yên lặng, ông lặp lại một cách chắc chắn: "Vâng, giúp đỡ. Chúng ta bây giờ có một nhiệm vụ phải chia sẻ, là cứu thế giới thoát khỏi cuộc chiến tranh hạt nhân". Rồi lệnh cho Gromyko hướng dẫn Dobrynin liên hệ ngay với Kennedy để thông báo rằng ông sẽ nhanh chóng viết thư trả lời.
"Nhấn mạnh rằng đây sẽ là lá thư trả lời rất tích cực", Khrushchev dặn thêm.
Lúc này, điện Kremlin đã nhận được tin báo cho biết Kennedy đã có kế hoạch lên truyền hình quốc gia vào trưa chủ nhật, đoán chừng có thể sẽ tuyên bố tấn công Cuba (thực tế đó chỉ là buổi phát lại bản tin tổng thống tuyên bố phong tỏa đường biển hôm 22/10). Khrushchev quyết định không mạo hiểm sử dụng các kênh ngoại giao vừa chậm, vừa không đáng tin cậy, để gửi thông điệp của mình cho Kennedy mà thay bằng cách quyết định phát sóng ngay lập tức trên đài phát thanh Moscow. "Đây là một quyết định bất thường, không hề có tiền lệ trên trường quốc tế nhưng rất hiệu quả", Sergei Khruschev sau này viết thư tâm sự lại với cha mình về quyết định trên. "Câu trả lời sẽ có mặt trên bàn Kennedy chỉ sau một vài phút".
Tại Washington, Tổng thống Kennedy chuẩn bị đi lễ ở nhà thờ St Stephen ở Massachusset vào lúc 10h sáng. Giám đốc CIA John McCone đến Mass trước đó một giờ và nghe qua sóng phát thanh trên xe hơi biết rằng Kremlin sẽ nhanh chóng ra tuyên bố về cuộc khủng hoảng tên lửa. Sau này McCone nhớ lại rằng quãng thời gian nghe câu "rao" đến lúc nghe tuyên bố có lẽ là dài nhất trong đời ông. Kennedy phản ứng lại tuyên bố của Khrushchev một cách vừa ngạc nhiên, vừa nhẹ nhàng như trút được gánh nặng xen lẫn đôi chút hoài nghi. Nội dung: Liên Xô chưa hề triển khai hỏa tiễn có hệ thống ở Cuba và những tuyên bố của Gromyko với Kennedy là hoàn toàn không đúng sự thật. Có vẻ như tính xác thực của nội dung tuyên bố khó có thể chấp nhận. Hội đồng chỉ huy liên quân vẫn nghi ngờ, khuyến cáo tổng thống "lời tuyên bố trên là một thủ thuật nhằm trì hoãn cuộc tấn công của Mỹ vào Cuba" và đề nghị tổng thống ra lệnh không kích Cuba trong vòng 24 giờ tới, tiếp sau sẽ là cuộc tiến chiếm, trừ phi có những bằng chứng xác thực chứng minh được các hệ thống tên lửa đã được tháo dỡ. Tướng Taylor tuy bất đồng quan điểm, song vẫn chuyển thông điệp đến cho McNamara, còn tướng Le May tuyên bố thỏa hiệp "là một trong những thất bại lớn nhất trong lịch sử", và đập bàn đòi "tấn công Cuba ngay trong hôm nay".
Tuy nhiên, đến lúc Kennedy trở về từ St Stephen, cảm giác phấn khởi đang xâm lấn toàn bộ Nhà Trắng. Một cuộc chiến tranh nguyên tử đã được ngăn chặn. Một năm sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, mối quan hệ Liên Xô - Mỹ tiến triển tốt đẹp: hệ thống tên lửa Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ được tháo dỡ, một đường dây nóng Moscow - Washington được thiết lập và hiệp ước cấm thử vũ khí nguyên tử được đàm phán.
Lê Huỳnh Lê
Bình luận (0)