Cannes: 58 năm sôi động

11/05/2005 19:38 GMT+7

Tai tiếng và Cannes, đó là một câu chuyện tình lớn. Những thời điểm đáng nhớ trong lịch sử liên hoan phim đã góp phần tạo nên thành công của các kỳ Liên hoan phim Cannes.

Cành cọ  gây tranh cãi cho “La Dolce Vita”

Năm 1960, Cành cọ vàng của Liên hoan phim lần thứ 13 được trao cho La Dolce Vita của Federico Fellini. Bộ phim này đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp điện ảnh của nhà làm phim Italia này: ông từ bỏ mánh khoé cổ điển để sử dụng những đoạn phim ghép mà không cần một mối liên hệ nào ngoài nhân vật chính (Marcello Mastroianni). Bộ phim bị Vatican lên án và công chúng phản đối. Cho đến tận bây giờ, cảnh Anita Ekberg tắm ở vòi phun nước Trevi trở thành một trong những cảnh nổi tiếng nhất trong lịch sử điện ảnh.

Vở hí kịch lớn ở Cannes

Năm 1973, một nhà làm phim người Ý đã tạo nên sự kiện khi giới thiệu bộ phim của mình tại Cannes. Ông thay thế niềm tin mãnh liệt của người Pháp vào loại hình kịch nghệ nổi tiếng này bằng những cảnh tục tĩu. Masroianni, Noiret, Piccoli và Tognazzi hóa thân thành 4 người bạn tụ tập trong một biệt thự Paris cho bữa tiệc định mệnh . Vở hí kịch lớn đã nhận được giải của Hội phê bình  quốc tế, cùng với Người mẹ và cô gái điếm của Jean Eustache, một bộ phim khác cũng gay sốc tại Liên hoan phim.

Bất cần đời

Năm 1987, Maurice Pialat nhận giải cành cọ vàng cho bộ phim “Dưới ánh mặt trời của Satan”, kể chuyện một cha xứ nghi nghờ đức tin của mình và đi gặp quỷ sứ. Bị công chúng phản đối, Maurice Pialat trả đũa lại: “Các  bạn nên biết rằng, nếu các bạn không yêu quý tôi thì tôi cũng chẳng yêu mến gì các bạn”

Madonna ở Cannes

Năm 1991,  Madonna đã gây ra một cơn bãûo tại Liên hoan phim khi  đến Cannes

Liên hoan phim Cannes 2005 và những con số

Chỉ còn vài ngày nữa, Cannes sẽ trở thành trung tâm giải trí của thế giới. Sau đây là một vài con số thú vị của Liên hoan phim.

9 là số lượng thành viên Ban Giám Khảo của liên hoan phim năm nay: Emir Kusturica sẽ là Chủ tịch của liên hoan phim, cùng với nhà văn Mỹ Toni Morrison, nữ nghệ sỹ Ấn Độ Nandita Das, nữ nghệ sỹ gốc Mehico Salma Hayek, nhà làm phim Pháp Agnès Varga, nhà làm phim gốc Trung Quốc John Woo, nhà làm phim Đức Fatih Akin, nghệ sỹ Tây Ban Nha Javier Bardem và nhà làm phim Pháp Benoit Jacquot.

18 năm là thời  gian nước Pháp mòn mỏi trông chờ Cành cọ vàng. Lần cuồi cùng, họ có nó trong tay là vào năm 1987 với bộ phim “Dưới ánh mặt trời của Satan” của Maurice Pialat.

19 là số lá cọ trên biểu tượng Cành cọ vàng.

20 là số phim được tuyển chọn để dự thi chính thức năm nay cho giải Cành cọ vàng, nhiều hơn năm ngoái 1 phim vì năm nay, bộ phim trình chiếu khai mạc cũng sẽ tham gia tranh giải.

24 là số bậc thang trước lối vào Cung điện của Liên hoan phim. Việc bước lên các bậc tam cấp này là khoảnh khắc đáng nhớ của tất cả các ngôi sao tham dự Liên hoan phim Cannes vì chính nơi đây các nhà nhiếp ảnh sẽ tập trung săn đón các ngôi sao.

50 là số bộ phim được giới thiệu ở Cannes năm nay, trước khi tiếp cận các fan hâm mộ trên thế giới. Trong số đó lần đầu tiên trình chiếu phần 3, cũng là phần cuối của bộ phim nổi tiếng “Chiến tranh giữa các vì sao- sự trở về của những người Sith”. Bô phim ra đời vào năm 1977 do George Lucas thực hiện.

58 là số kỳ liên hoan phim Cannes diễn ra từ khi nó ra đời vào năm 1946. Trước đó, lẽ ra Liên hoan phim đã được bắt đầu vào năm 1939 nhưng không thành công. Năm 1948 và1950, liên hoan phim đã không diễn ra vì lý do tài chính. Đồng thời, sau các sự kiện biểu tình về chính trị vào tháng 05 /1968 tại Pháp thì năm đó Liên hoan phim cũng không được tổ chức.

250 là số nhân viên của kênh truyền hình độc quyền Canal+ tập trung cho Liên hoan phim năm nay.

1540 là số lượng phim đến từ 97 nuớc trên thế giới để chọn ra 20 phim cho vòng tranh giải chính thức.

2220 là số ghế của khán phòng Louis-Lumìere, khán phòng lớn của Cung điện Liên hoan phim.

4000 là số tờ báo đăng tin tức Liên hoan phim Cannes năm 2004. Nhờ đó, Liên hoan phim trở thành sự kiện thứ 3 trên thế giới được đưa tin nhiều nhất, sau thế vận hội Olympiques mùa hè và Cúp bóng đá thế giới.

70000 là dân số của thành phố Cannes. Con số này có thể tăng lên gấp 3 hoặc  4 lần trong thời gian diễn ra Liên hoan phim.

để giới thiệu bộ phim “Lên giường với Maudonna”, ghi lại những cảnh hậu trường trong chuyến lưu diễn của cô. An ninh phải tăng cường gấp mười lần để đảm bảo cho Madonna có thể xuất hiện ở các bậc thang trước Cung điện mà không gây tắc nghẽn. Duyên dáng trong bộ y phục của Jean Paul Gautier, Madonna xứng đáng được coi là ngôi sao có khả năng kích động công chúng trên những bậc thang của Cung điện. Một khoảnh khắc không thể nào quên của cô ca sỹ, trái ngược với số phận của bộ phim mà cô giới thiệu.

Cronenberg và Cannes: le Crash (Sự hạ cánh)

Năm 1996, David Cronenberg, đạo diễn người Canada của các phim “Con ruồi” hay “ExistenZ”, giới thiệu bộ phim mới “Sự hạ cánh” tại Liên hoan phim Cannes. Chủ đề nóng hổi của bộ phim (những người lấy tai nạn xe hơi làm thú tiêu khiển) gây nên sự giận dữ của những người tham dự liên hoan phim, họ la ó và rời khỏiû phòng chiếu. Tuy nhiên, “Sự hạ cánh” nhận được một giải đặc biệt của Hội Đồng giám khảo và tiếp tục nhận được những lời phản đối.

Haneke và Kassovitz không được vui vẻ cho lắm

Năm 1997, một bộ phim Úc gây sét đánh tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 50: Funny Games của Michel Haneke, kể chuyện 2 người đàn ông giam giữ một gia đình đi nghỉ hè. Công chúng tự hỏi không biết Michel Haneke, người đang muốn từ bỏ sự bạo lực, lại đang biện hộ cho mình hay không? Vài ngày sau, Mathieu Kassovitz, lại khuấy động Cannes với “Kẻ giết người”, với Michel Sarrault, một bộ phim khó chấp nhận. Trong buổi họp báo sau đó, Mathieu Kassovitz trả lời các nhà báo còn e ngại với bộ phim: “Kẻ giết người” là một bài học khó khăn vì sự bạo lực thật  không dễ chịu chút nào”

Phim X ở Cannes

Trong hơn 10 năm, lễ Hot d’Or, buổi lễ nổi tiếng trao giải phim dành cho người lớn, luôn diễn ra cùng thời điểm với Liên hoan phim Cannes.   Sau nhiều lời chỉ trích, năm 2001, Chính quyền thành phố đã quyết định hủy bỏ buổi lễ này, mà theo họ là phá hủy hình ảnh đẹp của Cannes. Cannes mất đi một sự kiện giúp cho nó nổi tiếng trên thế giới, và ngành công nghiệp phim X thì kêu gào là đạo đức giả. Nhưng quyết định vẫn không thay đổi.

Tai tiếng giả tạo

Năm 2002, bộ phim “Irreversible” (Không thể trở lại) được giới thiệu lần đầu tại Cannes. Bạo lực, độc hại, và khó chấp nhận, một số khán giả đã rời phòng chiếu ngay khi phim chỉ mới bắt đầu đựơc vài phút. Nữ diễn viên Monica Belluci (diễn viên chính của phim), e ngại nói với tạp chí Inrockuptibles:” Ở Cannes có cả lòng yêu mến lẫn sự thù ghét: một số người cầu Chúa, số khác thì kêu gào là những bộ phim như thế này phải bị cấm chiếu”. Tuy nhiên, sự tai tiếng được chờ đợi đã không xảy ra: công chúng thờ ơ, còn bộä phim cũng chẳng nhận được giải thưởng nào cả.

Cành cọ chính trị

Năm 2004, trong khi George W.Bush đang trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ cho nhiệm kỳ 2 ở Nhà Trắng, thì Ban giám khảo của Liên hoan phim, đứng đầu là đạo diễn người Mỹ Quentin Tarantino, đã trao Cành cọ vàng cho kẻ liều lĩnh Michel Moore với bộ phim Fahrenheit 9/11. Bộ phim đã công kích các chính sách và cả chính nhân vật Tổng thống Mỹ, nhất là trong các quyết định liên quan đến cuộc chiến Irac. Dư luận nổi lên ngay lập tức: Cannes, tâm điểm của ngành giải trí thế giới, cũng là nơi gióng lên những hồi chuông chính trị? Và ít lâu sau thì Bush tái đắc cử.

Các giải thưởng của Liên hoan phim Cannes

Cành cọ vàng không phải là giải thưởng duy nhất ở Liên hoan phim. Sau đây là các giải thưởng sẽ được trao tại Liên hoan phim Cannes.

Cành cọ vàng  là Giải thưởng cao quý nhất của Liên hoan phim Cannes. Nó ra đời năm 1955, bị hủy bỏ năm 1964, rồi lại được khôi phục vào năm 1975. Bộ phim được nhận giải sẽ có tiếng tăm trên tòan thế giới và đảm bảo sự thành công nhất định khi công chiếu.

Giải thưởng lớn của Ban Giám khảo. Giải thưởng này thường được coi là Mề đay Socolat. Các bộ phim được giải này thường là cũng được lựa chọn cho giải Cành cọ vàng, vì thế Ban giám khảo thường phải tranh cãi rất nhiều để chọn ra phim được giải. Năm 1994, Catherine Deneuve “chấm” bộ phim “Cher journal” của Nanni Moretti cho giải   Cành cọ vàng.Trong khi đó, Clint Eastwood, chủ tịch Hội đồng giám khảo lúc đó lại bảo vệ cho Pulp Fiction của Quentin Tarantino. Cuối cùng, nhà làm phim người Ý nhận Giải thưởng lớn của Ban Giám khảo. Mười năm sau, đến lượt Quentin Tarantino, là chủ tịch Hội đồng giám khảo, đã phải đau đầu với bộ phim Hàn Quốc “Old boy” là ứng viên cho giải Cành cọ vàng, nhưng rồi cuối cùng lại trao cho nó giải thưởng lớn của Ban giám khảo.

Giải nữ diễn viên xuất sắc nhất. Giải này được trao cho nữ diễn viên diễn xuất hay nhất trong các phim dự thi. Hội đồng giám khảo có thể quyết định trao giải này cho một nữ diễn viên chỉ xuất hiện vài phút trong phim. Như  trường hợp nữ diễn viên xuất sắc nhất Liên hoan phim Cannes năm 1994 được trao cho nữ diễn viên Ý Virna Lisi, người đóng vai Catherine de Medicis trong phim “Nữ hòang Margot”, chứ không phải Isabelle Adjani (vai nữ chính) như mọi người lầm tưởng. Các nữ diễn viên  từng đọat giải thưởng này có Maggie Cheung (Trương Mạn Ngọc), Isabelle Huppert, Holly Hunter, Cher, Meryl Streep…

Giải nam diễn viên xuất sắc nhất. Giải này được trao cho nam diễn viên diễn xuất hay nhất trong các phim dự thi. Các nam diễn viên  từng đọat giải thưởng này có: Daniel Auteuil, Gerard Depardieu, Jack Nicholson,…

Giải đạo diễn xuất sắc nhất. Giải này được trao cho nhà làm phim hay nhất. Những người từng đọat giải: David Lynch, Pedro Almodovar,…

Giải kịch bản hay nhất. Giải này được trao cho kịch bản hay nhất. “Sweet sixteen” của Ken Loach và “Như một hình ảnh” của Agnès Jaoui là một trong số những kịch bản nổi tiếng nhất đã từng đạt giải thưởng này.

Giải thưởng của Hội đồng giám khảo. Giống như một giải khuyến khích, nó sẽ được trao cho một bộ phim, một nhà viết kịch bản, một nhà làm phim hay một nghệ sỹ được sự ưu ái đặc biệt của Ban giám khảo.  Ví dụ như trường hợp diễn xuất đầy thú vị của nữ diễn viên Irma P.Hall trong “Lady killers” giúp bà đọat giải này của Ban giám khảo năm 1994, còn Maggie Cheung nhận giải nữ diễn viên xuất sắc nhất cho “Clean”.

Giải Cành cọ vàng cho phim ngắn. Với giải thưởng này, một nhà làm phim ngắn có cơ hội giới thiệu sản phẩm trên thị trường phim quốc tế và bộ phim sẽ tận dụng được kênh phân phối tốt nhất.

Giải quay phim vàng. Giải này được trao cho bộ phim đầu tay xuất sắc nhất trong các giải chính thức của Liên hoan phim Cannes. Năm ngoái, bộ phim hợp tác Pháp-Israel “Mon tresor” (Kho tàng của tôi) của Keren Yedaya đã đoạt giải quay phim vàng. Đạo diễn Việt kiều Trần Anh Hùng cũng đã đoạt giải thưởng này với bộ phim “Mùi đu đủ xanh” năm 1993.

Lê Phúc Loan

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.