Thăm nhà bảo tàng Lỗ Tấn: “Hồn dân tộc” mãi ngời sáng

19/05/2005 16:17 GMT+7

Những ai đã tìm hiểu về văn học Trung Quốc đều thán phục về nhà văn Lỗ Tấn (1881-1936), người mang tư tưởng lớn của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước. Vì lẽ đó mà năm 1994 chính quyền thành phố Thượng Hải đã xem nhà bảo tàng Lỗ Tấn là “cái nôi” giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thệ trẻ Trung Quốc.

Thành phố Thượng Hải sầm uất với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, là hải cảng quan trọng của Trung Quốc trong nhiều thế kỷ qua. Không chỉ tự hào về một thành phố năng động mà người dân Thượng Hải luôn hãnh diện khi trong lòng thành phố có một nhà bảo tàng lớn về nhà văn Lỗ Tấn mà người dân Trung Quốc xem là “ linh hồn dân tộc” và Đảng cộng sản Trung Quốc công nhận là “anh hùng dân tộc”. Con đường dẫn vào nhà bảo tàng và công viên Lỗ Tấn ngày nay nằm trên đường Sơn

Phòng trưng bày các tác phẩm văn học nổi tiếng của Lỗ Tấn

m, cách nơi ở cũ của ông vài bước chân. Tháng 8/1998, nhà lưu niệm trước đây đã được nâng cấp, mở rộng và trở thành nhà bảo tàng hiện đại (ngày 7/1/1959 Thủ tướng Chu n  Lai đã đề tên nhà lưu niệm Lỗ Tấn và chính thức mở cửa từ đó) được giữ nguyên lối kiến trúc theo kiểu đình viện 2 tầng mang tính đặc sắc của cư dân Giang Nam trên diện tích xây dựng mới là 4.683 m2. Vào ngày chủ nhật cuối tháng 4/2005, chúng tôi cùng với khá đông du khách đến đây tham quan (phần lớn là người Trung Quốc), có cả trăm em học sinh đồng phục tề chỉnh được thầy, cô hướng dẫn đến học tập và sinh họat ngọai khóa. Giữa nhà bảo tàng ở tầng trệt đặt trang trọng  tượng đá đen của nhà văn Lỗ Tấn, còn ở phía ngoài tầng 1 là năm tấm phù điêu lớn khắc chạm hình tượng của ông cũng gây sự chú ý cho mọi người. Nhà bảo tàng hiện lưu trữ khoảng 200 ngàn tư liệu, văn vật, trong đó có 6000 văn vật được đánh giá là quan trọng, quí giá. Nhân viên nhà bảo tàng hướng dẫn chúng tôi vào tham quan phòng triển lãm thân thế và sự nghiệp của Lỗ Tấn, nơi trưng bày những bản thảo, di vật, hình ảnh, tác phẩm điêu khắc, tượng sáp, cạnh đó là phòng chiếu phim tư liệu về những năm tháng hoạt động cách mạng của ông. Được xem và nhìn tận mắt những văn vật có giá trị lớn được gìn giữ trân trọng trong nhà bảo tàng chúng tôi thầm nghĩ tính giáo dục rõ nét  trong việc hệ thống hoá  tinh thần, tư tưởng sâu sắc của Lỗ Tấn. Có thể nhận ra dụng ý của nhà bảo tàng khi quan sát phòng triển lãm được phân chia theo 5 chuyên đề: Mở đường cho nền văn học mới - thành tựu ở lĩnh vực văn chương; Người đào tạo nên thế hệ mới - đào tạo thanh niên; Tiếp lửa cho nền văn hoá - nỗ lực góp sức cho hoạt động giao lưu văn hoá Trung Hoa với bên ngoài; Chiến sĩ trên mặt trận tinh thần - chiến đấu vì chính nghĩa; Hồn dân tộc Hoa Hạ - ảnh hưởng sâu rộng. Qua đó chúng tôi được thuyết minh, giới thiệu cặn kẻ về sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của ông và vai trò to lớn của ông đối với nhân dân Trung Quốc trong việc đề cao chủ nghĩa yêu nước. Trong phòng triển lãm này mọi người được xem gương mặt của Lỗ Tấn được đắp thành mặt nạ thạch cao do một người bạn từ Nhật đã kịp bay sang trước phút ông lâm chung làm nên, đó là gương mặt gần như thật của Lỗ tiên sinh. Để tạo ấn tượng mạnh về “linh hồn dân tộc” người ta đã giữ nguyên 20 sợi râu cùng 2 sợi lông mày thật của ông và gắn trên chiếc mặt nạ thạch cao này. Ở một nơi trưng bày  nhiều ánh sáng nhà bảo tàng đã trân trọng treo lên một tấm vải màu trắng mang dòng chữ “Hồn dân tộc” mà người dân Trung Quốc dùng để phủ trên quan tài của ông trong những ngày cử hành tang lễ. Bước chân vào khu vực trưng bày hàng ngàn tác

Một góc nhà bảo tàng Lỗ Tấn

phẩm văn học của Lỗ Tấn, du khách càng thêm kính phục khi nhìn thấy từng tác phẩm một được lồng trong khung kính, mà người đời sau ở Trung Quốc đã thể hiện lòng quí trọng về kho tàng văn chương đồ sộ của ông. Bên cạnh những tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, có vài tác phẩm được in bằng tiếng Việt như: Bàng hoàng, Lỗ Tấn tạp văn tuyển tập (Nhà xuất bản Văn hóa). Ở một quầy bán sách và quà lưu niệm chúng tôi và những người khách khác đã tìm mua một vài tác phẩm văn học nổi tiếng của ông in bằng tiếng Hoa và tiếng Anh, xem là một kỷ niệm đáng nhớ khi đặt chân đến nhà bảo tàng Lỗ Tấn. Sau khi tham quan nhà bảo tàng Lỗ Tấn, anh Nguyễn Công Khế, Tổng biên tập Báo Thanh Niên chân tình trò chuyện với cán bộ Ban quản lý nhà bảo tàng: “Đây  là một nhà văn vĩ đại nhất mà thế hệ chúng tôi đã đọc và tìm hiểu. Ông là cây bút lớn của nhân dân Trung Quốc. Cuộc đời và tác phẩm của nhà văn Lỗ Tấn có giá trị tư tưởng lớn về chủ nghĩa yêu nước, không chỉ đối với nhân dân Trung Quốc mà có ảnh hưởng tích cực đến nhân dân Việt Nam”. Bảo tàng  Lỗ Tấn là một điểm tham quan lịch sử-văn hoá mà chúng tôi  có dịp đến thăm  và  phần nào  hiểu biết thêm về một nhân vật văn hoá có tầm cỡ của Trung Quốc và trên thế giới.

Bài, ảnh: Đức Liên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.