- Một số doanh nghiệp có ý kiến cho rằng: Chế độ ưu đãi thuế thu nhập như hiện nay phần nào đang khiến các doanh nghiệp chia các dự án đầu tư của mình ra thành từng phần nhỏ hơn là đầu tư mở rộng hoặc đổi mới công nghệ, nâng cao qui mô và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Và nếu tiếp tục như vậy thì không ít doanh nghiệp của chúng ta sẽ mãi chỉ có qui mô nhỏ, không đủ tầm vóc để thâm nhập thị trường quốc tế, ông nghĩ sao về ý kiến này?
- Cũng có thể từ lý thuyết suy rộng ra rằng, nếu cứ mỗi lần đầu tư thì được ưu đãi cho phải đầu tư nhiều lần, nên dễ làm cho người ta hiểu lầm. Đây cũng là một thực tiễn cần phải điều tra cho nó cụ thể.
- Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam, dự án nghiên cứu về ưu đãi đầu tư bằng thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam đưa ra một con số khá ấn tượng: Tỷ lệ bao cấp đầu tư của Việt Nam hiện là 70%. Tức là đáng lý Nhà nước thu thuế được 100.000 đồng, nhưng do có ưu đãi đầu tư bằng thuế nên, Nhà nước chỉ thu lại có 30.000 đồng mà thôi. Tuy nhiên, ưu đãi này lại ít tác động tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Nghe có vẻ rất mâu thuẫn, tại sao lại có sự mâu thuẫn như vậy, thưa ông?
- Nước ta mới chuyển đổi nhu cầu phát triển kinh tế là cái nhu cầu tối cao cho nên những nghị quyết của Đảng về lĩnh vực đầu tư hàng năm là rất cao. Để phục vụ cho mục tiêu kinh tế ấy, chúng ta mới được hưởng ưu đãi. Và làm sao kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục đầu tư thì mới có được cái tốc độ phát triển cao.
Riêng về lĩnh vực thuế thì Nhà nước đã có được những ưu đãi mà tôi cho rằng so với các nước thì cũng là một ưu đãi cao. Cụ thể là doanh nghiệp ra kinh doanh, đối với dự án mà được ưu đãi đầu tư thì ngay lúc đầu tư doanh nghiệp đã được hưởng những ưu đãi, ví dụ như là miễn thuế đối với trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị về làm...
Trong những năm đầu có thể được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 2-4 năm, rồi được giảm tiếp 50% thuế thu nhập doanh nghiệp từ 2-9 năm tiếp theo. Tức là quá trình đầu tư, nếu mà đầu tư mở rộng thêm các cơ sở kinh doanh của mình cũng được ưu đãi thuế. Cụ thể là được miễn từ 1-4 năm, rồi có thể được giảm 50% số thu nhập doanh nghiệp, do mức tăng thêm do doanh nghiệp mới thu được từ 2-7 năm...
Những năm gần đây, môi trường đầu tư của Việt Nam được cải thiện đáng kể, theo Bộ kế hoạch và đầu tư dự kiến năm nay Việt Nam sẽ đạt được con số kỷ lục về đầu tư nước ngoài 4,5 tỷ đô la Mỹ. Các ưu đãi đầu tư của Việt Nam rất hấp dẫn, chỉ có điều quá trình thực hiện cần phải có sự chấn chỉnh lại. Việt Nam đang nỗ lực gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Tuần qua, đã tới 6 cuộc hội thảo về chủ đề này, cho thấy Việt Nam đang gấp rút xây dựng những dự thảo luật hoàn chỉnh, tránh những ưu đãi thừa, vừa lãng phí, vừa không hiệu quả, tạo một hành lang pháp lý rõ ràng dễ áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, phù hợp với luật pháp thương mại quốc tế. |
- Nhưng mà rõ ràng là cái ưu đãi đó không hề ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp như ông vừa thấy. Ông có thể giải thích sự mẫu thuẫn ấy rõ hơn được không? Lý do là thủ tục quá phiền hà cho nên người ta quá động chạm đến cái ưu đãi có tác động mạnh hay không?
- Tôi cho rằng ưu đãi của Nhà nước là một thực tiễn bởi vì trong luật đã qui định. Vấn đề còn lại là tại sao với những cái ưu đãi đó thì doanh nghiệp không được hưởng như một số doanh nghiệp đã phản ánh. Tôi cho là một nguyên nhân rất quan trọng đó là cái thủ tục, điều kiện để người ta được hưởng ưu đãi ấy.
Vấn đề thứ 2 là chính sách qui định nhưng mà nó đến được với thực tiễn phải thông qua những qui trình thủ tục. Và những qui trình này có nhất thiết phải có không? Đơn cử, về doanh nghiệp xuất khẩu thì nó phải có những cái thủ tục chứng minh về xuất khẩu. Những tiêu chí để xác định mức được ưu đãi đầu tư cũng như các thủ tục để đảm bảo cho người ta thực hiện cái quyền lợi của mình còn rừm rà. Vậy thì rõ ràng là nó càng đơn giản càng hiệu quả, càng tốt.
- Như vậy, nếu vẫn cho phép tồn tại những thủ tục xét duyệt, ưu đãi thuế phức tạp và mất rất nhiều thời gian như hiện nay, thì Nhà nước mất nguồn thu từ thuế lớn, mà cũng chẳng khuyến khích nổi doanh nghiệp đầu tư. Tiền ưu đãi đầu tư sẽ rơi vào túi một số người mà ta hay gọi là cò cơ chế và cho một số cán bộ Nhà nước biến chất. Một số doanh nghiệp đề nghị là cho phép cấp ưu đãi một cách tự động nếu hội đủ một số điều kiện, ông nghĩ sao về đề xuất này?
- Vâng, chuyện cải cách hành chính đơn giản hoá các thủ tục làm cho các chính sách được thực hiện một cách công khai, thực tiễn. Đó là điều rất cần thiết. Tất nhiên đây cũng cần phải nói thêm là các chính sách được qui định như vậy nhưng với những dự án đầu tư nước ngoài thì theo tôi là rất là hiệu quả. Phải chăng đây nó có thêm một cái điểm nữa, tức là cái định kiến của những người thực hiện, nhìn nhận dưới góc độ của các thành phần kinh tế. Nhưng dù sao nó vẫn có những quy định chưa được thoả đáng, bình đẳng lắm với cái thành phần mà người ta hay gọi là ngoài quốc doanh. Thì đấy là những tình trạng mà ta đang mắc phải.
Lâu nay, doanh nghiệp kê khai thuế để cơ quan thuế tính thuế thu nhập, sau đó thông báo số thuế phải nộp. Nhưng đến nay ta hoàn toàn có thể đổi lại là doanh nghiệp tự tính, tự khai để nộp thuế. Thì đấy mới là những ưu đãi đầu tư...
Vấn đề cốt lõi là những thủ tục, những tiêu chí về từng cấp độ được ưu đãi được rõ ràng, minh bạch, thủ tục nó đơn giản hơn, nó có những cái địa chỉ mà rất là tin tưởng mà ta có thể đến hỏi một chỗ là biết được thì có thể tự động khai thác.
- Như vậy là theo ông, nên đơn giản hoá hệ thống ưu đãi đầu tư theo hướng tập trung vào việc thiết kế lại, chứ không phải là điều chỉnh thêm hệ thống ưu đãi đầu tư phải không ạ?
- Như tôi nói trên, theo tôi, vấn đề còn lại là thiết kế những cái tiêu chuẩn, những cái qui định, cụ thể là có thể đưa thành những barem. Thế thì trong bộ luật thuế có qui định là từng cái lĩnh vực hoặc ngành nghề kinh tế đã đầu tư cũng như địa bàn đầu tư có thể được miến thuế từ 2-4 năm. Và giảm số thuế 50% số thuế từ 2-9 năm. Vậy thì trường hợp nào là 3, trường hợp nào là 4? Cái đó hoàn toàn có thể đưa vào barem để có thể nhìn vào đấy để người ta biết lĩnh vực đầu tư, ngành nghề đầu tư để có thể tự biết là mình được ưu đãi như thế nào.
- Xin cảm ơn ông!
(Theo VTV)
Bình luận (0)