Nhóm nhà khoa học do Norman Heglund thuộc trường đại học Catholic ở Louvain (Bỉ) đã nghiên cứu việc tiêu thụ năng lượng của những người khiêng vác Nepal này bằng cách đo lượng oxy hít vào và lượng CO2 thải ra. Sự chuyển hóa của họ được tiết kiệm nhiều hơn so với một người châu u đeo túi xách trên lưng, thậm chí hiệu quả hơn so với các phụ nữ người Kikuyu và Luo ở Đông Phi. Các phụ nữ vốn nổi tiếng về kỷ lục khiêng vác. Khi vật mang trên lưng nhẹ (bằng 20% so với trọng lượng của người khiêng vác), thì người phụ nữ châu Phi và người đàn ông Nepal có sức ngang nhau. Nhưng ngược lại, vật khiêng vác càng nặng thì người Nepal càng tỏ ra hiệu quả hơn. Nổi tiếng nhất là dân tộc Sherpa. Nhiều hướng dẫn viên leo núi Himalaya là người dân tộc này.
Heglund và các cộng sự không hiểu vì sao những người leo núi này đạt tính hiệu quả cao về mặt chuyển hóa. Chế độ ăn giàu hydrat carbon (cơm), kích thước nhỏ bé của họ có thể là những bí quyết. Dáng đi của họ không có gì đáng chú ý, họ không có dáng đi đong đưa như người phụ nữ châu Phi. Người Nepal đi chầm chậm, và dừng lại trong những thời gian ngắn đều đặn để nghỉ ngơi. Có thể so sánh họ với những người đi bộ ở vùng núi Andes (Nam Mỹ) sử dụng kỹ thuật khiêng vác tương tự.
Sự chuyển hóa của những dân tộc ở vùng cao này đã kích thích từ lâu sự tò mò của các nhà sinh lý học. Nhiều nghiên cứu về tác động của độ cao, nơi khí oxy rất hiếm hoi, đã chứng minh rằng mỗi dân tộc tự thích nghi theo cách khác nhau.
(Theo Sciences & Avenir, HTV)
Bình luận (0)