* Nhưng ý kiến này được đưa ra từ những người rất có kinh nghiệm và uy tín trong việc tổ chức thi người đẹp - hoa khôi - hoa hậu, thưa Thứ trưởng?
- Một khi đã có quy chế tức là phải có những quy định cụ thể. Bởi vậy, khó "loạn" lắm !
* Không "loạn" nhưng Bộ VH-TT sẽ xử trí thế nào nếu xảy ra tình huống cùng lúc nhận được cả xấp đơn tiến cử cho một suất dự thi người đẹp quốc tế, mà các ứng cử viên đều ngang tài ngang sắc ?
|
* Thứ trưởng có cho rằng, để "chương mới" ấy có thể phát huy tối đa hiệu quả, các cơ quan chức năng cũng cần phải chỉnh đốn lại các cuộc thi người đẹp trong nước (nơi tạo "nguồn" cho Việt Nam tham dự các cuộc thi người đẹp quốc tế) mà lâu nay đã có không ít điều tiếng cả về chất lượng cuộc thi lẫn "chất lượng" người đẹp?
- Đúng là thời gian qua, đã có một số cuộc thi người đẹp địa phương chất lượng không được như mong muốn và một số "hoa hậu" chưa xứng tầm với danh hiệu. Bởi vậy, chúng tôi đang bàn nhau, cần tìm cách nâng cao tiêu chuẩn hoa hậu - bằng những quy định cụ thể, không chỉ về chiều cao, sắc đẹp mà cả về trí tuệ, hiểu biết văn hóa - xã hội, ứng xử và đặc biệt, khả năng biểu diễn nghệ thuật như hát, múa. Cá nhân tôi cho rằng, muốn "nâng cấp" các cuộc thi sắc đẹp, Ban giám khảo là quan trọng nhất. Vậy nên, tiêu chí chọn Ban giám khảo phải thật khắt khe. Trước đây, quy chế ra đời năm 2000 được giao cho Cục Văn hóa - Thông tin cơ sở - vốn nặng về tính phong trào soạn thảo và thực hiện. Quy chế lần này, chúng tôi giao trách nhiệm cho Cục Nghệ thuật biểu diễn - nơi quản lý một cách chuyên nghiệp các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Tôi hy vọng, sau khi Quy chế mới ban hành, các cuộc thi người đẹp của chúng ta sẽ ngày càng chuyên nghiệp hơn và cũng sẽ không còn những người đẹp, hoa khôi theo kiểu "bình hoa di động" nữa.
Hương Lan (thực hiện)
Bình luận (0)