Vẫn là "ông độc quyền"
Theo báo Thanh Niên, "ngành đường sắt phải có trách nhiệm kết hợp với cơ quan chức năng đưa những tên côn đồ nói trên ra trước pháp luật". Nhưng, côn đồ thì đi mất đường nào rồi, tàu SN3 cũng lo chạy kinh doanh rồi. Chỉ còn lại sự bực bội của những hành khách bị xâm hại và nỗi ám ảnh căm phẫn của những ai biết và đọc bài báo này. Từ Bắc vào Nam chỉ có một con đường sắt và một "nhà tàu" độc quyền khai thác kinh doanh. Các thượng đế bình dân dù có bực bội hay chưa bằng lòng cũng không thể chọn con đường khác!
Trường An (Vân Đồn, Nha Trang)
Không để tình trạng "con sâu làm sầu nồi canh"
Tôi là một hành khách của ngành đường sắt (ĐS) từ thuở còn là sinh viên đại học, và có thể nói tôi là một hành khách khá thủy chung với loại hình vận tải này. Nếu có ai đó từng đi trên những chuyến tàu thời bao cấp thì sẽ thấy ngay rằng ngành ĐS đã phát triển vượt bậc về chất lượng dịch vụ, thời gian. Tất nhiên ngành ĐS còn phải cố gắng nhiều hơn nữa mới hội nhập với khu vực và quốc tế. Bên cạnh những mảng sáng đó, bức tranh ngành ĐS vẫn còn nhiều điểm tối, những ung nhọt cần phải chữa trị dứt điểm mà một ví dụ điển hình là vụ hành khách bị hành hung trên chuyến tàu SN3 ngày 20/7/2005 vừa qua. Với mong muốn xây dựng, tôi mong rằng ngành ĐS sẽ điều tra, xử lý nghiêm minh những vụ việc như trên, phải kiên quyết đưa ra khỏi ngành những phần tử vô trách nhiệm làm tổn thương đến tinh thần và thể xác của hành khách, tránh tình trạng "con sâu làm sầu nồi canh" làm ảnh hưởng tới niềm tin của hành khách cũng như uy tín của ngành.
Nguyễn Công Toại (TP Vũng Tàu)
Nếu không khắc phục, còn ai dám đi tàu?
Đề nghị các ban ngành chức năng phải xử lý nghiêm minh những kẻ đã gây ra vụ việc trên. Vì nếu không tới đây hành khách sẽ không dám đi tàu nữa vì họ rất sợ bị giống tình trạng như vậy. Ngay cà tôi khi đang còn dự tính đi du lịch bằng tàu Bắc - Nam mà nghe chuyện như thế thì làm sao dám đi tàu nữa.
Tran Dinh Khoa
Đáng chê trách, cần khắc phục ngay
Đất nước ta đang thời phát triển, nhất là về kinh tế, cho nên ngành giao thông cần phải đổi mới, làm việc có trách nhiệm hơn. Nếu đi tàu lửa mà bị như vậy thì không có du khách nào dám vào Việt Nam. Đây là một điều đáng chê chách, cần khắc phục ngay.
Ngoc Trang (Hoàng Hoa Thám, TP.HCM)
Hình như "nhà tàu" sợ?
Nên nghiêm trị những kẻ hành xử vô văn hoá như thế thì xã hội mới văn minh được. Rõ ràng ở đây nhân viên cũng như trưởng tàu đã xử lý vô trách nhiệm với hành khách. Hình như họ sợ? Vì sao họ sợ, phải chăng vì thiếu nhân lực và phương tiện để xử lý ?
Tran Duc Tien (Hà Nội)
Bình luận (0)