Được biết: từ năm 1991 đến nay, Bảo tàng này đã sưu tầm được 8.846 hiện vật tư liệu lịch sử, trong đó có tới 2/3 là số hiện vật dân tộc học và 30 chiếc trống đồng. Ngoài ra còn có nhiều hiện vật khác như: rìu, liềm, hái, dao, đinh lao, chậu... vừa bằng kim loại, vừa bằng gốm sứ, trong đó có nhiều hiện vật thuộc nền văn hóa Đông Sơn. Các hiện hiện vật dân tộc học chủ yếu là trang phục thời cổ dễ có nguy cơ mai một.
Tư liệu về chiến tranh cách mạng từ cái trống liên quan đến khởi nghĩa cướp chính quyền cách mạng ở Cam Đường những năm sau Cách mạng Tháng Tám ở Lào Cai, tư liệu Bác lên thăm Lào Cai và các tư liệu quý hiếm thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ; những hình ảnh và hiện vật nói lên thành quả những năm đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng điều đáng quan tâm là các hiện vật quý hiếm ấy vẫn chỉ được bảo quản trong điều kiện không tương xứng, nếu không muốn nói là "nhét đầy trong kho". Nếu ngành chức năng và chính quyền sở tại không có biện pháp bảo quản tốt hơn thì những hiện vật quý này sẽ nhanh chóng bị sự khắc nghệt của thời tiết, khí hậu làm mai một.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt, trưởng phòng quản lý hiện vật bức xúc: "Bảo tàng cần có mặt bằng để trưng bày và các hiện vật cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thích hợp ổn định, có hệ thống thông gió hút ẩm tốt, nếu không, các hiện vật quý hiếm sẽ không giữ được lâu".
Ai cũng biết rằng, việc phát hiện, nghiên cứu các hiện vật lịch sử không giản đơn chút nào, vì vậy việc bảo quản và gìn giữ là một việc làm rất cần thiết. Mong muốn của cán bộ Bảo tàng tổng hợp tỉnh Lào Cai nói riêng và nhân dân Lào Cai nói chung là cần sớm có môt địa điểm để trưng bày những hiện vật đã được sưu tầm, phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước.
(Theo TTXVN, SGGP)
Bình luận (0)