Chiến dịch tuyệt mật của CIA tại châu Âu

03/12/2005 21:23 GMT+7

“Căn cứ đen” “Căn cứ đen” là cụm từ lóng dùng để chỉ những nhà tù bí mật của CIA ở nước ngoài, nơi giam giữ, xét hỏi và tra tấn những nghi phạm khủng bố. Theo báo Washington Post số ra ngày 2.11, tình báo Mỹ điều hành một mạng lưới nhà tù bí mật trên khắp thế giới trong chiến dịch chống khủng bố sau sự kiện 11.9.

Những nhà tù này hoạt động vào những thời điểm khác nhau tại 8 quốc gia ở Đông u và nhiều nơi khác tại Nam Á, Đông Nam Á... "Hệ thống giam giữ bí mật khắp toàn cầu là yếu tố trung tâm của cuộc chiến phi quy ước mà CIA dùng để chống lại chủ nghĩa khủng bố", Washington Post viết. Tờ báo đã không nêu tên các quốc gia Đông u cho phép nhà tù của CIA hoạt động mà theo giải thích thì các quan chức cấp cao Mỹ lo ngại điều đó sẽ ảnh hưởng tới các nhân viên tình báo. Tuy nhiên, theo một số tiết lộ gần đây thì Romania cùng với Ba Lan là những nước có thể "chứa chấp" nhà tù CIA. Trong đó, một sân bay tại Szymany ở đông bắc Ba Lan được coi là nơi đáng ngờ nhất. Washington Post khẳng định rằng chỉ có một nhúm các quan chức cấp cao Mỹ, tổng thống và một số quan chức tình báo hàng đầu của nước sở tại mới biết chi tiết về hệ thống nhà tù nói trên.

Sau sự kiện kinh hoàng ngày 11.9.2001, Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã đẩy mạnh hoạt động chống khủng bố trên toàn cầu. Những tiết lộ mới đây của báo chí đã phác họa một phần chiến dịch tuyệt mật đó.

Hệ thống nhà tù ở nước ngoài là nơi mà CIA đã giam giữ hơn 100 người trong chiến dịch chống khủng bố thời kỳ hậu 11.9. Tuy nhiên, số phận của những người bị giam giữ, chẳng hạn như nghi phạm thực hiện vụ khủng bố 11.9 Khalid Sheikh Mohammed như thế nào thì không một ai biết được, ngoài những người trong cuộc. Người ta cũng nghi ngờ rằng CIA có thể đã vi phạm luật pháp quốc tế bằng các hình thức tra tấn, bắt cóc.

Trước khi báo Washington Post đưa thông tin về các nhà tù bí mật của CIA, một báo cáo của tổ chức nhân quyền Human Rights First (HRF) có trụ sở tại New York đã liệt kê những trung tâm giam giữ "made in USA" đặt tại nhiều nước và cả trên tàu chiến. Trong số những trại giam mà HRF đề cập có một ở vùng Kohat thuộc Pakistan, gần biên giới với Afghanistan, nhà tù al-Jafr tại Jordan và một cơ sở trên đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương. Hai tàu chiến USS Bataan và USS Peleliu của Mỹ cùng với các cơ sở xét hỏi của CIA tại Afghanistan cũng bị nghi là địa điểm giam giữ tù nhân. HRF cho biết CIA cùng với các lực lượng khác của Mỹ đã giam giữ, thẩm vấn "hàng ngàn người" tại các nhà tù này.

Những “chuyến bay đêm”

Báo Le Figaro của Pháp số ra hôm 2.12 đưa tin, 2 máy bay do CIA thuê đã đáp xuống lãnh thổ Pháp vào các năm 2002 và 2005. Lần thứ nhất tình báo Mỹ "quá cảnh" tại Pháp là vào ngày 31.3.2002, khi một chiếc máy bay tư nhân Learjet đáp xuống thị trấn Brest ở miền tây bắc. Chiếc máy bay này trên đường từ Iceland đến Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài Pháp, chiếc Learjet cũng còn ghé thăm thủ đô Roma của Ý. Những người quản lý sân bay Brest tiết lộ với Le Figaro rằng trên máy bay chỉ có tổ lái. Tuy nhiên, vẫn không loại trừ khả năng còn có thêm "một ai đó". Sự kiện máy bay CIA "thăm" nước Pháp lần thứ hai xảy ra vào ngày 20.7 năm nay. Chiếc máy bay này thuộc loại Gulfstream III, đến từ Na Uy và từng 6 lần đáp xuống căn cứ hải quân của Mỹ tại vịnh Guantanamo, Cuba. Thông tin trên Le Figaro đã được Bộ Ngoại giao Pháp gián tiếp thừa nhận bằng phát biểu của phát ngôn viên J.Mattei: "Rất có thể một vài chuyến bay đã qua đây". 


Cổng sân bay Szymany (Ba Lan), nơi bị nghi ngờ có nhà tù của CIA. ảnh: Reuters
Cùng với những nghi ngờ về hệ thống nhà tù của Mỹ ở nước ngoài, báo chí gần đây còn nhiều lần đề cập đến hàng trăm chuyến bay bí mật mà CIA thực hiện trong lòng châu u. Những thông tin mới nhất cho biết máy bay CIA đã có khoảng 300 lần đáp xuống cựu lục địa. Trong đó, Đức "đón" 96 lần, còn Anh là 80 lần. Báo Guardian số ra hồi tháng 9 thậm chí còn đưa ra một con số kinh hoàng hơn: 210 lần máy bay CIA hạ cánh tại Vương quốc Anh. Ít nhất 12 sân bay tại Anh và Scotland đã được CIA sử dụng, trong đó bận rộn nhất là sân bay Prestwick tại nam Ayrshire, Scotland với 75 lần đón "chuồn chuồn CIA". Những chuyến bay này nhằm áp giải các nghi can khủng bố tới hệ thống nhà tù hoặc căn cứ quân sự của Mỹ tại châu u. Vụ bắt giữ giáo sĩ gốc Ai Cập Abu Omar tại Ý là một trong những ví dụ điển hình trong chiến dịch tuyệt mật của CIA. Vào ngày 17.2.2003, giáo sĩ Abu Omar đã bị "13 điệp viên CIA" bắt cóc tại thành phố Milan của Ý vì bị nghi ngờ dính líu tới một tổ chức khủng bố người Hồi giáo. Theo nhật báo Corriere della Sera nổi tiếng tại Ý, ngay sau khi bị bắt, Omar đã được chuyển tới một căn cứ của Mỹ tại Aviano ở phía bắc Venice. Sau một thời gian ngắn tại đây, người này được đưa đến căn cứ không quân của Mỹ tại Ramstein trên đất Đức rồi chuyển qua Ai Cập. Lâu nay, CIA thường có thói quen bắt các nghi can khủng bố tại nước ngoài rồi chuyển qua nước khác mà không cần hỏi ý kiến tòa án sở tại. Thế nên, vụ việc xảy ra tại Milan có vẻ như chỉ là một trong rất nhiều hoạt động "bình thường" của tình báo Mỹ trong lòng châu u mà thôi.

Cùng với hệ thống nhà tù và hoạt động bắt bớ, CIA còn bị tố cáo đã tra tấn dã man các nghi phạm khủng bố tại nước ngoài. Năm ngoái, sau khi được thả ra, giáo sĩ Omar có gọi điện cho người thân ở Ý và nói rằng mình bị tra tấn bằng roi điện trong thời gian ở tù. Từ sau cú điện thoại đó, Omar lặn mất tăm, chẳng ai biết ông ta đi đâu. Có thể ông ta bị bắt trở lại và đang bị giam cầm ở một nơi bí mật nào đó. Cũng có thể ông ta đã trốn chạy vì sợ gặp rắc rối về sau.

Cuộc chiến u - Mỹ


Hình chụp từ vệ tinh một khu vực tại Afghanistan có thể được CIA sử dụng làm nhà tù bí mật. ảnh: AFP
"Đây là một hành động vi phạm chủ quyền nghiêm trọng nhất trong lịch sử Cộng hòa Ý", dân biểu Marco Minniti bình luận đầy phẫn nộ về trường hợp bắt cóc giáo sĩ Omar. Rõ ràng, việc CIA ngang nhiên bắt người giữa thanh thiên bạch nhật trên lãnh thổ của mình đã khiến người Ý cảm thấy "nhột". Không riêng gì Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Đức và một loạt quốc gia châu u khác cũng không dễ chịu chút nào khi thông tin về hệ thống nhà tù của CIA đặt tại cựu lục địa cũng như các chuyến bay bí mật được tiết lộ. Các nước đã bắt đầu chĩa mũi dùi về phía Mỹ, họ cho rằng người Mỹ đã xỏ mũi mình và có những hành động vi phạm nhân quyền ngay trên lãnh thổ mình. Các tổ chức nhân quyền tại Mỹ cũng đã chuẩn bị thủ tục pháp lý để kiện CIA tội vi phạm nhân quyền trong việc chuyển tù nhân bên ngoài nước Mỹ. Đáp lại, Washington không thừa nhận hoặc phủ nhận sự tồn tại của hệ thống nhà tù tại châu u. Tuy nhiên, phát biểu của Ngoại trưởng C.Rice hồi đầu tuần này có vẻ như đã tiết lộ phần nào chính sách cứng rắn mà Washington đang theo đuổi. "Chúng tôi phải bắt giữ trước khi một người nào đó thực hiện hành vi tội ác. Phải chặn trước nếu không thì tai họa sẽ nghiêm trọng vô cùng", bà Rice nói.

Trong khi chĩa thẳng mũi dùi về phía Mỹ, các quốc gia châu u cũng đang trở thành mục tiêu chỉ trích của giới hoạt động nhân quyền. Tổ chức Liberty có trụ sở tại Anh đe dọa sẽ kiện chính phủ ra tòa nếu câu chuyện về những "chuyến bay đêm" của CIA không được làm sáng tỏ. Các đảng đối lập tại Anh cũng "muốn sự thật được phơi bày". Có một điều đáng lưu ý ở đây là nếu quả thực số lần máy bay CIA đáp xuống châu u trong 4 năm qua đã lên tới con số hàng trăm như báo chí đăng tải, thì thật khó hiểu khi chính phủ các quốc gia cựu lục địa "không hay biết gì".

Đỗ Hùng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.