Cần làm rõ kẻ nào đã thuê mướn côn đồ cản trở hoạt động các nhà báo

27/03/2006 00:24 GMT+7

Sau khi Báo Thanh Niên đăng bài: Các nhà báo bị hành hung khi đưa tin về vụ PMU 18, rất nhiều bạn đọc cả nước đã điện thoại, gửi e-mail về tòa soạn bày tỏ sự bức xúc trước việc côn đồ ngang nhiên hành động ngay trong khi Cơ quan điều tra (CQĐT) đang tiến hành khám xét, bắt giữ một số bị can của vụ án này.

Ngay ngày hôm qua, 26/3, lãnh đạo CQĐT, Công an TP Hà Nội đã cử một nhóm trinh sát đến tòa soạn Báo Thanh Niên tại Hà Nội để tìm hiểu, xác minh vụ việc. Công an Hà Nội đề nghị tòa soạn cung cấp bức ảnh chụp phóng viên của Thanh Niên bị hành hung tối 23/3 (khi đưa tin việc áp giải bị can Nguyễn Mậu Thôn) và ảnh các đối tượng nghi vấn thường xuất hiện trong những thời điểm Cục C14 triệu tập các "sếp" của PMU 18 và Bộ Giao thông vận tải tới làm việc tại trụ sở ở ngõ 55 Hoàng Hoa Thám.

Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo CQĐT, Công an TP Hà Nội tỏ ra rất bức xúc trước thông tin một nhóm côn đồ ngang nhiên "yểm trợ" các nhân vật được triệu tập, thường xuất hiện ở cổng Cục C14, Bộ Công an để đe dọa, hành hung các nhà báo tác nghiệp. Ngày 26/3, lãnh đạo Công an TP Hà Nội và Cơ quan CSĐT đã vạch kế hoạch bảo vệ các nhà báo khi tác nghiệp trong các thời điểm "nhạy cảm" sắp tới.

Được biết, hôm nay 27/3, Công an Hà Nội sẽ triển khai một số tổ trinh sát xung quanh các địa điểm triệu tập các đối tượng liên quan đến vụ PMU 18 ở Hoàng Hoa Thám, Hồ Giám. Theo thông tin mới nhất, hôm nay 27/3, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Việt Tiến lại được triệu tập tới trụ sở CQĐT tại ngõ 55 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội để tiếp tục giải trình một số vấn đề liên quan đến các sai phạm của Bùi Tiến Dũng và PMU 18, trong đó có việc làm rõ nguồn gốc khối tài sản của gia đình ông này.

Nhà báo T.N.K, người thứ hai bị hành hung trong đêm

Cuối tuần qua, người nhà Tôn Anh Dũng, Phó giám đốc Công ty cổ phần Thái Bình Dương (có trụ sở tại đường Yết Kiêu, TP Huế) đã mang 480 triệu đồng lên nộp cho CQĐT. Một nguồn tin cho hay, đây là số tiền Bùi Tiến Dũng đưa cho Dương Mạnh Hoa mang tới nhờ Tôn Anh Dũng chạy án cho mình. Trước ngày 23/3, ngày Nguyễn Mậu Thôn và Dương Mạnh Hoa bị bắt tạm giam, CQĐT đã ra quyết định triệu tập Tôn Anh Dũng nhưng Dũng không có mặt tại nơi cư trú. Người nhà Tôn Anh Dũng giải thích rằng Dũng đưa con đi chữa bệnh tại Thái Lan chứ không phải trốn trách tránh lệnh triệu tập của cơ quan chức năng.

Công ty Thái Bình Dương của Dũng được PMU 18 “ưu ái” tạo điều kiện cho thi công gói thầu Phà Rừng - Biểu Nghi cùng với Công ty Hoa Việt của Nguyễn Mậu Thôn. Cũng liên quan đến Mậu Thôn, theo những lời khai của bị can này tại CQĐT thì số tiền mà Thôn định dùng để chạy án cho Bùi Tiến Dũng lên tới 2 tỉ đồng chứ không chỉ có 500 triệu đồng như ông này đã từng nộp lại CQĐT trước đó.

Trong mấy ngày cuối tuần, ông Lê Tiến Thông, Giám đốc Công ty Thái Bình Dương (trụ sở tại Hải Dương) vẫn tiếp tục làm việc với CQĐT để trả lời về những điều còn chưa rõ trong việc thi công con đường dẫn vào trang trại của các sếp PMU 18 tại Chí Linh (Hải Dương) và con đường dẫn vào đền thờ Chu Văn An. Như tin đã đưa, ông Thông từng môi giới nhiều mảnh đất với diện tích hàng chục ha cho các sếp PMU 18 và chính công ty của ông ta đã thi công con đường dẫn vào các trang trại này. K.T.L

23/3 tỏ ra rất bức xúc: "Ít nhất tôi đã hai lần bị côn đồ hành hung khi đưa tin về vụ tiêu cực trong bóng đá và vụ án PMU 18. Lần thứ nhất là khi chụp cảnh dẫn giải Vũ Mạnh Tiên (Phó chánh văn phòng PMU 18) về nhà riêng, tôi đã bị một số kẻ côn đồ xô đẩy, giằng máy ảnh, dúi đầu tôi xuống đất. Lần này, khi chụp cảnh áp giải bị can Nguyễn Mậu Thôn từ văn phòng Công ty Hoa Việt ra xe cảnh sát, tôi lại bị côn đồ tấn công. Tôi có cảm giác là các nhà báo khi tham gia đưa tin về vụ việc này gặp quá nhiều nguy hiểm mà có thời điểm chưa được bảo vệ kịp thời".

Nhà báo Tiến Thanh, Phó tổng biên tập Báo Đời sống - Pháp luật cho rằng: "Ngoài PV Thanh Niên, một PV của chúng tôi cũng bị côn đồ tấn công, Báo chúng tôi sẽ có công văn đề nghị CQĐT làm rõ vụ này. Việc các PV bị đe dọa, hành hung trong khi phản ánh thông tin về vụ án liên quan đến PMU 18 đã được nhiều tờ báo lên tiếng cách đây 2 tuần, nhưng không hiểu sao CQĐT chưa có "phản ứng" gì nên dẫn đến việc chúng ngày càng lộng hành hơn, mà điển hình là sự việc tối 23/3. Sự cố này cho thấy tính chất của hiện tượng này ngày càng nghiêm trọng. Từ việc chúng lộng hành như vậy cho thấy có khả năng một thế lực mờ ám nào đó đã thuê mướn bọn côn đồ hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp, mà CQĐT cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời".

Nhà báo Nguyễn Ngọc Nam, Phó tổng biên tập Báo Tiền Phong, cũng bức xúc không kém: "Tôi đã đọc bài Các nhà báo bị hành hung khi đưa tin về vụ PMU 18 đăng trên Thanh Niên. Tôi nghĩ chính điều này sẽ mở ra một hướng điều tra của cơ quan chức năng về những mối quan hệ của các công chức, doanh nhân đang bị tạm giữ. Hay chí ít, nó cũng để cho dư luận xã hội thấy thêm một nét trong "chân dung" của họ. Tôi nghĩ, lực lượng công an làm nhiệm vụ bắt giữ cần phối hợp chặt chẽ hơn với công an khu vực. Tại các khu vực có trụ sở của CQĐT khi có các vụ án nóng cũng cần có sự bảo vệ vòng ngoài của công an phường. Như vậy, an ninh trật tự trong khu vực và việc hành nghề của nhà báo đều được đảm bảo đúng luật. Trước mắt, những đối tượng cản trở hoạt động đúng pháp luật cần phải được cơ quan công an triệu tập để giáo dục và thông báo trước công luận".

Nguyễn Bình - Thanh Phong


Ý kiến bạn đọc: Công lý phải được bảo vệ!

“Phóng viên Báo Thanh Niên và một số báo khác bị hành hung, đe dọa ngay trước cổng trụ sở C14, nhưng tại sao lực lượng công an không có một phương án cụ thể nhằm ngăn chặn những tay xã hội đen? Tôi hoan nghênh tinh thần dũng cảm của các phóng viên đã không sợ sự đe dọa của dân xã hội đen để có những bài viết về vụ PMU 18”. (Quốc Đồng - quocdong20032005@yahoo.com)

“Côn đồ lộng hành như thế mà công an không can thiệp đượåc sao? Ngay trước cổng C14 mà còn vậy huống chi là ở nơi khác”. (Lê Khánh - wordless41163@yahoo.com)

“Thật không thể tưởng tượng nổi những quan chức cao cấp như thế lại "nuôi" một số đàn em du đãng, ngang nhiên hành hung nhà báo. Những người có trách nhiệm phải biết là khi có lệnh bắt giam những tội phạm "cá mập" này thì cần sự yểm trợ, bảo vệ của lực lượng công an, cảnh sát, chứ tại sao lại để các phóng viên bị đe dọa, hành hung như thế ? Rõ ràng là có sự bao che của một thế lực nào đó, đề nghị các phóng viên vạch mặt, chỉ tên. Công lý phải được bảo vệ và tôn trọng”. (Vĩnh Châu - vinhchau1208@yahoo.com)

“Vụ việc phóng viên các báo bị bọn côn đồ hành hung thật đáng bị lên án và bị pháp luật trừng trị thích đáng. Tại sao các cán bộ cao cấp của Nhà nước lại có một đội ngũ bảo kê hoạt động mạnh như thế? Rất mong các cơ quan bảo vệ pháp luật đứng ra bảo vệ những phóng viên và cao hơn nữa là bảo vệ một Nhà nước pháp quyền Việt Nam”. (Trần Xuân Cảnh - xuancanhvn2000@gmail.com)

“Qua bài báo tôi thấy rõ ràng đây là một vụ án với các nghi can thuộc loại "tội phạm có tổ chức". Mong rằng các cơ quan có trách nhiệm quan tâm bảo vệ, thẳng tay trừng trị bọn côn đồ hành hung các phóng viên. Các phóng viên báo chí chính là những chiến sĩ tiên phong, dũng cảm trong cuộc đấu tranh chống tội phạm, mong họ sẽ được bảo vệ để làm trọn nhiệm vụ của mình”. (Vũ Linh - Pháp)


 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.