Tôi cho rằng ý thức của người Việt không có gì bất thường so với dân tộc ở những nước phát triển. Bằng chứng là một đứa trẻ Việt lớn lên ở phương trời Tây, thì khi về nước đã kiên quyết không đi qua đường tại nơi không dành cho người đi bộ (chuyện đã từng đăng trên diễn đàn này), và dân Tây khi sang ta làm việc một thời gian, cũng có người bắt đầu quen dần với việc vượt đèn đỏ! Vấn đề ở đây đơn giản là môi trường sống.
Trí thức Việt ít có tiếng tăm hay ít có bài nghiên cứu tham gia trong giới khoa học quốc tế cũng đúng, nhưng nếu có những sáng kiến hay phát minh tốt thì tạp chí khoa học trong nước nào đủ uy tín để đăng và quảng bá cho thế giới biết? Vả lại một nhà khoa học muốn cống hiến thì có môi trường nào phù hợp để hoạt động không? Ai sẽ là người hiểu và đánh giá những cống hiến đó? Cơ chế nào sẽ biểu lộ sự tôn trọng những tài năng này? Đây cũng là vấn đề môi trường làm việc, vì tôi chưa từng nghe thấy một nhà khoa học nước ngoài nào có sáng kiến hay phát minh nhờ làm việc tại Việt Nam, nhưng người Việt ở nước ngoài cũng đã có những đóng góp giá trị cho khoa học thế giới rồi.
Trách nhiệm chính trong sự nghiệp phát triển một quốc gia vào một thời kỳ nhất định, xét rộng ra từ lịch sử thế giới xưa nay, đều do chính quyền và nền pháp trị của thời kỳ đó gánh vác. Còn sự phát triển vượt bậc gắn liền thêm với vai trò của những cá nhân, như nước Nga từng có Pie Đại Đế chẳng hạn, Singapore có Lý Quang Diệu... Đóng vai trò song hành là tính phù hợp của cán cân chính trị và kinh tế. Một chính quyền mạnh luôn dựa trên một nền pháp luật đầy đủ, ít thiên vị, với những người lãnh đạo tâm huyết - tài năng, đáp ứng đòi hỏi của vị trí mà mình đảm nhận.
Những điều hay ho đã nói ra trên diễn đàn này đều rất có lý, nhưng ai sẽ phải hiểu và cần áp dụng những cái có lý đó một cách chọn lọc? Tôi cho rằng giới lãnh đạo nói chung phải có trách nhiệm này! Vì nếu không, sẽ mãi mãi chẳng có gì đổi khác.
Lãnh đạo cần có nghệ thuật và phải học, học lãnh đạo về mặt khoa học chứ không chỉ về chính trị tư tưởng. Nếu mỗi vị trí lãnh đạo dù nhỏ hay lớn, phần bổng lộc được đóng khung trong giới hạn pháp luật và phần đòi hỏi trí não cũng như cống hiến thì không giới hạn theo yêu cầu công việc, tôi tin chắc sẽ bớt dần chuyện mua quan bán chức. Ta thấy rõ điều này ở các doanh nghiệp tư nhân hay đơn vị khoa học công nghệ mà sự sinh tồn gắn liền với chất lượng sản phẩm làm ra.
Đã bớt được chuyện mua quan bán chức, thì tự nhiên động cơ của tham nhũng cũng giảm thiểu. Phần còn lại sẽ được kiểm soát bởi một hệ thống pháp luật kín kẽ và một nền pháp trị công bằng. Trong nền kinh tế nào thì cũng có tham nhũäng, nhưng với nền kinh tế thấp kém thì cùng một mức độ tham nhũng lại gây hại nhiều lần hơn là với nền kinh tế phát triển.
Xóa bỏ tham nhũng chỉ có hai cách: hoặc là người dùng chức quyền để nhận hối lộ đó thôi giữ chức quyền, hoặc là người giữ chức quyền thôi nhận hối lộ.
Một người bình thường làm tốt công việc của mình rồi, họ hoàn toàn có quyền phê phán người lãnh đạo bên trên không làm hết chức trách. Người lãnh đạo có ý thức gánh vác trách nhiệm lớn thật sự thì tự nhiên sẽ bớt được động cơ tham nhũng hay vị quyền, quan liêu.
Cần biến những con sâu trở thành một số vi trùng ít hại mà mắt không nhìn thấy để nồi canh được chấp nhận. Tôi nói vậy vì chuyện tham nhũng không thể bị loại bỏ hoàn toàn trong xã hội loài người.
Phải làm sao cho tham nhũng chỉ chiếm thiểu số càng nhỏ càng tốt, rồi mới có thể tính đến chuyện thực hiện công bằng xã hội ở mức độ hợp lý, là cơ sở thực hiện những quyết sách đúng đắn, làm thăng hoa chất xám và lực lượng sản xuất để cuối cùng, cất cánh nền kinh tế một cách thật sự.
Nên đưa ra những cơ sở để xác định nguyên nhân và đánh giá đúng bản chất, mức độ tham nhũng trong xã hội một cách chính xác, phù hợp với hiện thực Việt Nam. Sửa đổi hệ thống pháp luật - pháp trị để phòng ngừa và xử lý những nguyên nhân này.
Phải đào tạo thế nào để đừng làm... "lùn" đất nước Theo dõi diễn đàn này của Báo Thanh Niên từ mấy tháng nay, đến số báo ra ngày 29.5 tôi thấy Báo đã có một ý tưởng rất hay. Theo tôi, việc Báo Thanh Niên triển khai chương trình (hoặc quỹ) Đào tạo nhân tài trẻ cho nước Việt là một sáng kiến thiết thực giữa sự lúng túng hiện chưa có lối ra của ngành giáo dục - đào tạo vốn là ngành được giao phó nhiệm vụ này. Chương trình này nếu được thực hiện một cách công bằng, vô tư ở "đầu vào", sẽ là việc làm mang tính xã hội hóa có ý nghĩa nhất và hữu ích nhất. Nó phải làm sao khác hẳn với chương trình du học bằng học bổng của Nhà nước mà vốn có khá nhiều tai tiếng do "độn" vào đó một số con em quan chức, tài năng thì kém mà thế lực lại nhiều. Xã hội sẽ rất biết ơn và tôn vinh nếu chương trình này thực sự có mục đích đào tạo nhân tài cho đất nước và nó thành "khung cửa hẹp" gạn lọc để chỉ lấy chất lượng làm chính. Tuy nhiên, khi nói đến chương trình này, tôi thấy cần trở lại với ngành giáo dục - đào tạo trong công tác đào tạo hiện nay bởi đối tượng của chương trình (do Báo Thanh Niên khởi xướng) sẽ được đào tạo tại nước ngoài, do vậy số lượng sẽ không nhiều trong khi còn biết bao nhiêu học sinh, sinh viên khác được đào tạo trong nước. Theo tôi, cách đào tạo của ta hiện nay đang làm "lùn" nhân tài. Chúng ta đào tạo theo số lượng là chính và theo chỉ tiêu là chủ yếu. Cái gì cũng tính theo tỷ lệ phần trăm từ thi cử ở bậc tiểu học đến đại học và tỷ lệ nào cũng xấp xỉ đụng "trần" thì chỉ tạo ra những "nhân tài" cần... đào tạo lại mới có thể sử dụng! Châu Tân n |
anh lehong
Bài vở tham gia diễn đàn, xin gửi về thanhhang@thanhniennews.com |
Bình luận (0)