Tốp 5 tỉnh được xếp hạng cao nhất là Bình Dương, Đà Nẵng, Bình Định, Vĩnh Long và Đồng Nai; còn 5 tỉnh có chỉ số thấp nhất là Điện Biên, Kon Tum, Hà Tây, Đắk Nông và Lai Châu. Đáng chú ý, trong khi TP.HCM đã nâng vị trí xếp hạng lên thứ 7, vào nhóm có chỉ số "tốt" thì Hà Nội lại thụt lùi khi rơi xuống vị trí thứ 40, vào nhóm "trung bình". Bình Định đã thăng tiến nhanh, từ vị trí thứ 12 năm trước nay vươn lên thứ 3. Lào Cai cũng gây ấn tượng vì là tỉnh lần đầu tiên được khảo sát nhưng đứng thứ 6 cho dù đây là tỉnh miền núi, điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội thua kém rất nhiều so với nhiều tỉnh thành khác... Theo tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Nghiên cứu kinh tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu kinh tế T.Ư), nhìn vào bảng xếp hạng năm nay càng thấy rõ môi trường kinh doanh ở các tỉnh thành phía Nam tốt hơn ở các tỉnh thành phía Bắc.
Ngoài ra, căn cứ vào kết quả điều tra, trong đó DN ở phần lớn các tỉnh thành phố cho điểm rất thấp về một số chỉ số đánh giá như: chi phí thời gian để thực hiện các quy định Nhà nước, thiết chế pháp lý của tỉnh..., bà Phạm Chi Lan, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ nhận xét đây là những điều đáng báo động, bộc lộ tính quan liêu, phức tạp của hệ thống quản lý hiện nay.
M.Q
Bình luận (0)